chính tài phán của cơ quan hành chính nhà nước hiện nay
Như đã trình bày ở Phần I, tổ chức bộ máy nhà nước và cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính hiện nay ở nước ta, cơ quan hành chính nhà nước sẽ thực hiện đồng thời hai chức năng, đó là hành chính quản lý và hành chính tài phán. Trong đó, hành chính quản lý là chức năng chính của cơ quan hành
chính nhà nước, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Thực hiện chức năng này, cơ quan hành chính nhà nước sẽ quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạch về phát triển kinh tế, xã hội,... bằng pháp luật công, mà cụ thể là pháp luật hành chính, mang tính một chiều, không bình đẳng giữa một bên là cơ quan nhà nước (hay người có thẩm quyền) và một bên là công dân có quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật, phải tuân thủ pháp luật, chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước, trực tiếp là cơ quan hành chính nhà nước, giữa cấp trên với cấp dưới. Xét về mặt pháp lý, đây là mối quan hệ không bình đẳng, mệnh lệnh- phục tùng. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn có yếu tố bình đẳng ở góc độ về phía cơ quan nhà nước cần phải tuân thủ pháp luật để thực hiện hiệu quả quản lý nhân danh nhà nước, bảo vệ các lợi ích nhà nước và đạt các mục tiêu quản lý mà nhà nước đã đặt ra để ổn định xã hội. Về phía công dân, việc chấp hành đúng và đầy đủ các mệnh lệnh hợp pháp của cơ quan nhà nước hay người có thẩm quyền cũng đồng nghĩa với việc tuân thủ pháp luật của nhà nước. Nếu không chấp hành mệnh lệnh của cơ quan nhà nước hay người có thẩm quyền nhân danh nhà nước thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công dân có lúc phát sinh mâu thuẫn do lợi ích của hai bên không gặp nhau. Để giải quyết vấn đề này, cần có một cơ quan trung gian (mang tính hoà giải) nhằm kéo lợi ích hai bên lại gần nhau hơn, tiến đến việc đảm bảo lợi ích của cả hai bên (mục tiêu quản lý của cơ quan nhà nước và quyền, lợi ích của công dân). Quan hệ đó về thực chất sẽ thực hiện chức năng tài phán hành chính để bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của công dân khi bị các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại. Đồng thời, là biện pháp để đưa chức năng tài phán hành chính ra khỏi hoạt động của cơ quan hành chính, qua đó giúp cơ quan này thực hiện tốt hơn chức năng quản lý, đảm bảo nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước về sự phân công, phân nhiệm hợp lý giữa các cơ quan nhà nước. Do vậy, cần tách
chức năng hành chính tài phán ra khỏi chủ thể thực hiện chức năng hành chính quản lý để đảm bảo tính khách quan, công khai trong việc thực phán quyết quyết định hành chính, hành vi hành chính. Đồng thời, cũng tạo điều kiện tốt hơn để cơ quan hành chính tập trung thực hiện chức năng hành chính quản lý.