Thực trạng

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 47)

2.1.1.1. Khiếu nại

Sau khi Luật Khiếu nại, tố cáo được ban hành, từ năm 1999 đến 2002, theo báo cáo tổng kết phong trao thi đua yêu nước (2001-2005) của Thanh tra Chính phủ năm 2005 thì tình hình khiếu nại, tố cáo trên phạm vi cả nước vẫn có những diễn biến phức tạp. Có trên 30 tỉnh, thành phố có khiếu kiện đông người, có trường hợp làm ảnh hưởng đến ổn định an ninh, trật tự tại địa phương. Nhiều vụ việc đã được các cấp, các ngành tập trung giải quyết nhưng vẫn chưa dứt điểm; một số địa phương vẫn phát sinh những khiếu kiện đông người, gay gắt, bức xúc, như: khiếu kiện ở 20/22 xã thuộc huyện Giao Thuỷ (tỉnh Nam Định); khiếu kiện tranh chấp đất của hơn 2.000 hộ dân ở 3 huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre); khiếu kiện về đất đai của hơn 300 hộ nông dân với Nông trường 30/4 ở tỉnh Sóc Trăng; khiếu kiện của nhiều hộ nông dân dân tộc Khơme ở tỉnh An Giang…

Năm 2001, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh tra Nhà nước đã tiếp 20.525 lượt người (tăng 27,6%); năm 2002 tiếp 25.734 lượt người (tăng 21,7%). Ở thời điểm Quốc hội họp có nhiều đoàn khiếu kiện đông người ở các địa phương kéo lên Trung ương. Đáng lưu ý là có sự liên kết giữa các đoàn, các cá nhân ở địa phương này với địa phương khác để gây sức ép đòi Trung ương phải giải quyết. Có đoàn đưa cả người già, trẻ em, thương binh, thân nhân của gia đình

liệt sĩ đi cùng; trưng khẩu hiệu, căng biểu ngữ tạo nên sự bức xúc gay gắt. Nhiều trường hợp khiếu kiện dài ngày ở Trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cá biệt có lúc, có nơi người khiếu kiện vi phạm pháp luật, hành hung, gây thương tích hoặc bắt giữ cán bộ làm cho tình hình khiếu kiện trở nên phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội [31, tr.5-6].

Theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật khiếu nại, tố cáo từ năm 2005 đến tháng 6/2009 của Thanh tra Chính phủ (số 2280/BC-TTCP ngày 04/8/2010) thì từ năm 2005 đến 30/6/2009, tình hình khiếu nại của công dân vẫn diễn biến phức tạp, khiếu nại xảy ra nhiều nhất là ở các tỉnh, thành phố có tốc độ đô thị hoá cao, đã và đang thực hiện nhiều dự án về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, đường giao thông và các công trình công cộng khác… Nhiều vụ việc công dân tập trung khiếu nại đông người gây ảnh hưởng trật tự, an toàn xã hội ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố. Nhiều vụ khiếu nại đã được các cơ quan Nhà nước giải quyết nhiều lần nhưng công dân vẫn không chấp nhận và tiếp tục khiếu nại, dẫn đến vụ việc kéo dài, không dứt điểm. Trong thời gian qua, có hiện tượng các thế lực thù địch, phản động và một số phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước lợi dụng khiếu nại, tố cáo của công dân để kích động, lôi kéo những người đi khiếu nại, tố cáo tập trung đông người, vượt cấp; công khai phát tiền cho những người đi khiếu kiện.

Về nội dung khiếu nại, phần lớn các vụ việc khiếu nại liên quan đến lĩnh vực quản lý và sử dụng đất (ước tính chiếm khoảng 80% số vụ việc khiếu nại), gồm các loại vụ việc: khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng (chủ yếu là đòi nâng giá bồi thường đất đai bị thu hồi, bồi hoàn thành quả lao động trên đất, hỗ trợ giải phóng mặt

bằng, bố trí tái định cư, cấp đất sản xuất); khiếu nại đòi lại đất cũ trước đây đưa vào tập đoàn sản xuất, nông lâm trường; khiếu nại đòi lại đất trước đây cho mượn, cho thuê; khiếu nại tranh chấp đất đai trong nhân dân; khiếu nại đòi lại nhà cửa, tài sản thuộc diện vắng chủ, diện cải tạo do Nhà nước quản lý trước đây; khiếu nại của các tổ chức, tín đồ tôn giáo đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự, tài sản của tôn giáo (Công giáo, Phật giáo, Cao đài, Tin lành). Các vụ việc còn lại là khiếu nại trong việc thực hiện chính sách xã hội; khiếu nại của cán bộ, công chức bị kỷ luật... [32, tr.1-2].

Nhìn chung, tình hình khiếu nại hành chính hiện nay của công dân ngày càng diễn biến phức tạp, khiếu nại xẩy ra nhiều nhất ở các tỉnh có tính đô thị hoá cao, đã và đang thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, đường giao thông và các công trình công cộng khác… Nhiều vụ việc công dân tập trung khiếu nại đông người gây ảnh hướng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố. Nhiều vụ việc khiếu nại đã được các cơ quan nhà nước giải quyết nhiều lần nhưng công dân vẫn không chấp nhận và tiếp khiếu, dẫn đến khiếu nại kéo dài, không dứt điểm. Trong thời gian qua có hiện tượng các thế lực thù địch, phản động và một số phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước lợi dụng khiếu nại, tố cáo để kích động, lôi kéo những người khiếu nại, tố cáo tập trung đông người, vượt cấp; công khai phát tiền cho những người đi khiếu kiện.

Có trình trạng khiếu nại như trên bởi do một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Đất nước ta trải qua nhiều giai đoạn cách mạng, có nhiều vấn đề thuộc lịch sử để lại nhất là về nhà cửa, đất đai qua các thời kỳ cải tạo, Nhà nước ta chưa có những quy định khác với trước đây nên các cơ quan chức năng thực sự lúng túng trong xử lý giải quyết những khiếu kiện của dân về những vấn đề tồn đọng của lịch sử, trong khi đó, giá trị nhà đất tăng cao nên việc khiếu nại này lại càng bức xúc, gay gắt.

- Do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, việc giải phóng mặt bằng thu hồi đất để mở rộng đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội diễn ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng không ít đến việc làm và đời sống của người dân bị thu hồi đất, quỹ đất canh tác bị thu hẹp, công ăn việc làm đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn đối với một bộ phận người dân; dân số phát triển nhanh, cơ cấu việc làm chưa chuyển đổi kịp. Nhiều nơi, trong quá trình triển khai đền bù để giải phóng mặt bằng đã phát sinh khiếu kiện do thực hiện không đúng chính sách, không đúng đối tượng, thiếu công khai dân chủ; giá đền bù thấp, không nhất quán, không công bằng; bớt xén tiền đền bù, tham nhũng, tiêu cực, gây bất bình trong nhân dân.

- Một số nơi, tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể yếu kém, một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất, làm sai chính sách pháp luật, tham ô, quan liêu, mất dân chủ, có sai phạm nhưng giấu diếm, không xử lý kịp thời và nghiêm minh, gây bất bình trong nhân dân; một số trường hợp có biểu hiện lợi dụng việc khiếu kiện để bôi nhọ nhằm giải quyết những mâu thuẫn nội bộ.

- Hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, lại có nhiều thay đổi, nhất là chính sách đền bù giải toả thu hồi đất xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng chưa sát với thực tế cuộc sống, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi để ổn định cuộc sống của người bị thu hồi đất sản xuất đã làm nảy sinh những khiếu kiện phức tạp. Pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại còn nhiều bất cập, chưa thực sự bảo đảm tính khách quan trong quá trình giải quyết; nhiều quy định còn chống chéo, nhất là các quy định về cơ chế giải quyết khiếu nại, trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại; nhiều vấn đề liên quan tới khiếu nại và giải quyết khiếu nại chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn đến tình trạng có những vụ việc không xác định được cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc tranh chấp về thẩm quyền làm hạn chế hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính.

- Việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, công chức tuy đã được các cấp, các ngành quan tâm, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác giải quyết khiếu nại hiện nay. Thực tế cho thấy nhiều vụ việc khiếu nại đã giải quyết sai các quy định pháp luật về nội dung, nhất là việc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai, thậm chí trong một vụ việc nhưng việc giải quyết ở các cấp rất khác nhau. Một số vụ việc đã giải quyết sai trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

- Nhiều người do không hiểu chính sách, pháp luật, khiếu kiện thiếu chứng cứ, vượt ra ngoài quy định của pháp luật nhưng cố tình đeo bám dai dẳng, cố chấp được thua, cố tình không chấp hành quyết định giải quyết có lý, có tình [32, tr.1-2].

2.1.1.2. Giải quyết khiếu nại hành chính - Về công tác chỉ đạo

Trước tình hình khiếu kiện phát sinh và diễn biến phức tạp, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã tập trung sự lãnh đạo và đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Năm 2000, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 6 đoàn công tác liên ngành, có đại diện các Ban của Đảng, Mặt trận, các đoàn thể của Trung ương để kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo ở 21 tỉnh, thành phố. Các tỉnh, thành phố còn lại cũng lập các đoàn công tác liên ngành của địa phương, hoạt động theo cơ chế như các đoàn của trung ương để giải quyết các khiếu kiện của công dân, qua đó đã tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 30/3/2001 về tập trung xử lý khiếu kiện của công dân trước, trong và sau

Đại hội IX của Đảng; Chỉ thị số 26/2001/CT-TTg ngày 09/10/2001 về việc tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu kiện của nông dân. Tháng 11/2001, Chính phủ lập tiếp 11 đoàn kiểm tra, đôn đốc 31 tỉnh, thành phố thực hiện các kết luận của 6 đoàn liên ngành năm 2000 và những quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.

Năm 2002, trước tình hình khiếu nại tố cáo có nhiều diễn biến phức tạp, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 6/3/2002 về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và Kế hoạch số 01/KH-TW về kiểm tra sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; triển khai các Đoàn kiểm tra ở một số địa phương, bộ, ngành và chỉ đạo tất cả các cấp uỷ Đảng phải tự kiểm tra. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã họp với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và lãnh đạo các bộ, ngành bàn biện pháp xử lý tình hình khiếu kiện. Tiếp đó, Thủ tướng đã có Công điện số 1243/VPCP-VII ngày 13/3/2002, công điện số 2506/VPCP-VII ngày 14/5/2002, công điện số 3407/VPCP-VII ngày 21/6/2002 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 09/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương.

Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị về tổng kết công tác tiếp dân trong các cơ quan hành chính Nhà nước. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả cũng như những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp dân trong phạm vi địa phương mình. Thanh tra nhà nước tổ chức hội nghị với lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh thanh tra bộ, ngành, Chánh thanh tra tỉnh đánh giá kết quả thực hiện trên phạm vi toàn quốc và đề ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả, đưa công tác tiếp dân vào nề nếp.

Năm 2004, Thủ tướng chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành Luật đất đai, rà soát và giải quyết dứt điểm những khiếu nại tố cáo tồn đọng; chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 09-CT/TW ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư, phối hợp với ban kiểm tra, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng bầu cử các cấp tập trung xem xét xác minh kết luận rõ các vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến tư cách của ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân; ban hành Chỉ thị số 36/2004/CT- TTg về việc thực hiện Nghị quyết 30/2004/QH11 của Quốc hội về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Thủ tướng Chính phủ đã giao Tổng thanh tra phối hợp với các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung xử lý tình trạng công dân thường xuyên khiếu kiện dài ngày hoặc tập trung đông người lên Trung ương; tăng cường việc kiểm tra tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật và tổ chức tổng kết công tác tiếp dân.

Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ban Nội chính Trung ương đôn đốc tổng kết Chỉ thị 09-CT/TW ngày 6 tháng 3 năm 2002 của Ban Bí thư về lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết Chỉ thị 26/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành thành lập tổ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập tổ công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương, đảm bảo giữ gìn an ninh, trật tự trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Hội nghị APEC. Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 45/TTg-VII ngày 21 tháng 8 năm 2006 chỉ đạo các bộ, ngành tập trung giải quyết khiếu nại, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2006.

Năm 2007, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện chính sách, pháp luật phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước trong tình hình mới, hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo, nhất là trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai. Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 1 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thi hành Luật đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai…

Năm 2008, với sự cố gắng của các ngành, các cấp công tác giải quyết khiếu nại đã có những chuyển biến tích cực và đi vào nề nếp. Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kế hoạch số 345/KH- TTCP để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Thông báo kết luận số 130-TB/TW ngày 10 tháng 1 năm 2008 của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới; công tác thanh tra việc chấp hành trình

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 47)