Pháp luật về tổ chức cơ quan tài phán hành chín hở Anh

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 44)

- Về tổ chức

Do quan niệm tài phán hành chính không phải là ngành độc lập với tài phán tư pháp nên các cơ quan tài phán tư pháp của Anh thực hiện luôn cả việc xét xử các tranh chấp hành chính. Đồng thời, yêu cầu giải quyết nhanh chóng vụ việc, ít tốn kèm và có hiệu quả các tranh chấp hành chính phát sinh, cơ chế

giải quyết bằng toà án tư pháp các vụ khiếu kiện hành chính không còn phù hợp. Do vậy, ở Anh đã thành lập cơ quan tài phán hành chính chuyên trách (Administrative tribunai) để giải quyết khiếu kiện của dân. Đây không phải là toà án tư pháp (Law court hay Ordinary court) mà các cơ quan này hoạt động theo nguyên tắc đặc biệt “nửa hành chính, nửa tư pháp”. Do tuân thủ triệt để thuyết tam quyền phân lập, trong đó quyền tư pháp chỉ được giao cho toà án nên các cơ quan tài phán hành chính (Administrative tribunai) không phải là toà án mà là cơ quan có chức năng “tương tự tư pháp”.

- Về thẩm quyền

Theo quy định của pháp luật Anh, Toà án tư pháp ở Anh trước hết là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ kiện hành chính. Trước yêu cầu của việc giải quyết các tranh chấp hành chính hiện nay ở Anh đang tồn tại một hệ thống cơ quan tài phán đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp hành chính. Cơ quan tài phán đặc biệt này. Các cơ quan đặc biệt này được đặt trong các Bộ để giải quyết các khiếu kiện hành chính có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà Bộ quản lý. Hiện nay ở Anh có khoảng trên 2.000 cơ quan tài phán hành chính kiểu này, hoạt động trong hơn 50 ngành, lĩnh vực khác nhau. Việc bổ nhiệm các thành viên, chức năng và thủ tục tố tụng của các cơ quan này cũng có sự khác nhau, chúng được thành lập dưới nhiều tên gọi như cơ quan tài phán về thuế, cơ quan tài phán về bảo hiểm xã hội, cơ quan tài phán về vấn đề nhập cư… Các cơ quan tài phán có nhiều điểm đặc biệt trong cơ cấu tổ chức và hoạt động:

Một là, tuy được tổ chức trong các Bộ, song hoạt động của cơ quan tài phán hành chính hoàn toàn độc lập với Bộ. Quy định như vậy nhằm bảo đảm tính vô tư, công bằng khi giải quyết các tranh chấp hành chính.

Hai là, cơ quan thực hiện chức năng “tương tự tư pháp” nhưng nó lại tách biệt so với các toà án thường. So với Toà án thường việc xét xử của cơ

quan tài phán hành chính được thực hiện đơn giản và ít tốn kém hơn. Thành viên của các cơ quan tài phán hành chính thường là những người hoạt động không chuyên nghiệp trong lĩnh vực xét xử do các Bộ trưởng về các lĩnh vực có liên quan hoặc chính quyền địa phương bổ nhiệm. Thực tế cho thấy, các cơ quan tài phán hành chính đã hoạt động rất có hiệu quả trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính.

- Về tố tụng

Các quyết định giải quyết tranh chấp hành chính của các cơ quan tài phán hành chính này có thể bị kháng cáo lên Toà án tối cao có thẩm quyền giải quyết đối với những kháng cáo có liên quan đến vấn đề áp dụng pháp luật (Matter of law) và không xem xét các vấn đề có liên quan đến những tình tiết thực tế của vụ việc (matter of fact). Do hoạt động theo cơ chế này, nên nhiều người đã gọi cơ quan tài phán hành chính này là cơ quan lưỡng tính (nửa cơ quan hành chính độc lập, nửa là toà án chuyên trách). Bên cạnh hệ thống cơ quan tài phán hành chính như đã nêu ở trên, pháp luật Anh cũng quy định tổ chức hệ thống cơ quan Thanh tra nghị viện (Parliamentary Ombudsman) có thẩm quyền giải quyết những khiếu nại về hoạt động quản lý hành chính thiếu trung thực (maladministration) theo yêu cầu của các nghị sỹ đại diện cho dân chúng [5, tr.2-21].

Tóm lại, giải quyết khiếu nại hành chính là vấn đề được các nước trên thế giới rất coi trọng, song ở mỗi quốc gia khác nhau việc tổ chức thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính khác nhau. Có điểm chúng nhất là, đa số các nước đều thiết lập cơ quan chuyên trách thực hiện việc giải quyết các khiếu nại hành chính - đây chính là kinh nghiệm cần được nghiên cứu, vận dụng phù hợp, sáng tạo vào Việt Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 44)