Xây dựng cơ quan tài phán hành chính phải quán triệt chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết khiếu nại, cả

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 73)

trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết khiếu nại, cải cách nền hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Vấn đề hết sức quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đổi mới và xây dựng cơ quan tài phán hành chính là quán triệt chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, cải cách nền hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Có thể coi quá trình cải cách hành chính là một yếu tố quan trọng tạo ra môi trường lành mạnh để ngay từ đầu giảm bớt những sai sót hay nguy cơ của tranh chấp dẫn đến khiếu nại hành chính. Thêm nữa, việc làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, việc nâng cao trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức về cả đạo đức và chuyên môn nghề nghiệp… những mục tiêu cải cách hành chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta xây dựng cơ quan tài phán hành chính, tạo ra một cơ chế giải quyết có hiệu quả các khiếu nại hành chính của công dân. Muốn vậy, việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính phải tính toán kỹ lưỡng, thận trọng và tiến hành từng bước với quá trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp, cải cách bộ máy nhà nước. Mọi sự nôn nóng, muốn nhanh chóng xây dựng ngay cơ quan tài phán hành chính sẽ không mang lại hiệu quả và thậm chí còn có thể gây phức tạp cho quá trình này.

Việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính phải xem xét trong bối cảnh là quá trình cải cách tư pháp ở nước ta. Trước yêu cầu của tình hình mới

hiện nay, nhận thức ngày càng đầy đủ về tầm quan trọng của bộ máy nhà nước, Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (tháng 1/1995) đã ra Nghị quyết về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính, từng bước thận trọng tiến hành đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị với mục tiêu thực hiện tốt dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhưng nhất thiết phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Do vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã nêu đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, trong đó có Toà án nhân dân. Nghị quyết chỉ rõ phải kiện toàn tổ chức, cán bộ Toà án nhân dân và đặt nhiệm vụ “… đẩy mạnh việc xem xét và giải quyết kháng cáo, các khiếu nại, tố cáo về công tác xét xử, bảo đảm công bằng và nghiêm minh” [11, tr.38].

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII (tháng 6/1996), Nghị quyết Trung ương 3, Ban chấp hành Trung ương khoá VIII (1997) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Cải cách tư pháp đặt trong tổng thể cải cách bộ máy nhà nước, có quan hệ mật thiết với cải cách hành chính. Cải cách tư pháp đòi hỏi phải trên nhiều lĩnh vực, trong đó cải cách Toà án là một bước đột phá. Bởi vậy, xây dựng cơ quan tài phán hành chính phải đặt trong mối quan hệ, tác động qua lại và phù hợp với hệ thống pháp luật về tài phán tư pháp khác, tạo ra một hệ thống pháp luật về tài phán hành chính ở nước ta.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 73)