Xây dựng cơ quan tài phán hành chính phải có lộ trình, bước đi thích hợp, có sự kết hợp giữa quá trình chuẩn bị thành lập cơ quan tà

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 77)

đi thích hợp, có sự kết hợp giữa quá trình chuẩn bị thành lập cơ quan tài phán hành chính với việc đổi mới phương thức, cách thức giải quyết khiếu nại ở các cơ quan hành chính theo hướng công khai, dân chủ, từng bước chuyên nghiệp để giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt.

Việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính sẽ tạo ra một cơ quan nằm trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước nhưng lại có tính độc lập tương đối với cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết các khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Do vậy, đây là công việc phức tạp và đòi hỏi có sự chuẩn bị chu đáo về đội ngũ cán bộ, công chức, về trụ sở làm việc và cơ sở vật chất khác, về cơ chế làm việc và việc

giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan tài phán hành chính với các cơ quan khác của nhà nước đang làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại của công dân, ví dụ như các cơ quan hành chính nhà nước, Toà án hành chính… Đặc biệt, về văn hoá và thói quen pháp lý của cán bộ, công chức và nhân dân. Đối với cán bộ, công chức chưa quen việc giải quyết khiếu nại tại một cơ quan chuyên trách mà thường kiêm nhiệm với công tác quản lý hoặc công tác khác. Đối với nhân nhân thường có tâm lý ngại đến Toà án, coi việc đến Toà án là xâu, không bình thường… Để thay đổi được thói quen này thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có những biện pháp phù hợp để cán bộ, công chức cũng như nhân dân làm quen với cơ chế giải quyết mới tại cơ quan tài phán hành chính. Theo chúng tôi, trước mặt nên đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại hiện hành, từ việc giải quyết khiếu nại khép kín, thiếu công khai, thiếu khách quan của người có quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cấp trên trực tiếp của họ thì cần có những quy định để họ giải quyết vụ việc khách quan, công khai như việc quy định việc giải quyết khiếu nại phải có sự tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, của luật sự, tổ chức đối thoại giữa các bên trong quá trình giải quyết khiếu nại. Đồng thời, việc giải quyết khiếu nại phải thông qua cơ chế hội đồng…

Cũng từ tầm trọng của việc nghiên cứu, tạo ra lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước, phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật khác mà trong Thông báo số 130-TB/TƯ ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương về thông báo kết luận của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới đã ghi rõ:

Khẩn trương ban hành Luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại, Luật tố cáo và giải quyết tố cáo; chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính

trong các luật chuyên ngành, báo đảm sự thống nhất đồng bộ, trước mất sửa đổi quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về đất đai được quy định trong Luật Đất đai và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; nghiên cứu chuẩn bị đề án về tài phán hành chính trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định [2, tr.3].

Ngày 22 tháng 5 năm 2008, Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng có Công Văn số 5077- CV/VPTW có thông báo ý kiến Thường trực Bộ Chính trị về việc giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Ban cán sự đảng Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Toà án nhân dân Tối cao xây dựng mô hình thí điểm cơ quan tài phán hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Từ những phân tích trên cho thấy việc xây dựng cơ quan tài phán hành chính cần phải có lộ trình, bước đi thích hợp, có sự kết hợp giữa quá trình chuẩn bị thành lập cơ quan tài phán hành chính với việc đổi mới phương thức, cách thức giải quyết khiếu nại ở các cơ quan hành chính theo hướng công khai, dân chủ, từng bước chuyên nghiệp để giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt, có thể thực hiện thí điểm trong lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng.

3.2. Khuyến nghị về mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ quan tài phán hành chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 77)