Hình thức, phƣơng tiện, phƣơng pháp và hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 33)

có 5 loại đối tượng chính: Cán bộ, công chức; người quản lý và người lao động trong doanh nghiệp; học sinh, sinh viên; nhân dân; người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế. Các loại đối tượng này đều có nhu cầu chung: Thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt nam là một bên ký kết (các Điều ước song phương và đa phương); thông tin về tình hình thực hiện pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài ra, các nhóm đối tượng nêu trên có những nhu cầu thông tin pháp luật riêng trong hoạt động, sản xuất, kinh doanh và đời sống của mình. Ví dụ: Đối tượng là cán bộ chính quyền cơ sở có nhu cầu thông tin tóm tắt, có lựa chọn về các văn bản quy phạm pháp luật mới nhất của Trung ương, các văn bản của địa phương có liên quan đến người dân. Hoặc đối tượng là học sinh, sinh viên có nhu cầu tìm hiểu các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân liên quan trực tiếp đến quá trình học tập, rèn luyện ở từng cấp học; những kiến thức và kỹ năng pháp luật cần thiết trong quá trình chuẩn bị cho cuộc sống của người lao động sau khi ra trường.v.v…

Như vậy, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phải được lựa chọn và áp dụng đối với từng đối tượng cụ thể trên cơ sở trước hết là những yêu cầu, khả năng tiếp nhận và các điều kiện tiếp nhận giáo dục pháp luật của cá nhân họ. Đồng thời việc lựa chọn những nhóm đối tượng để nghiên cứu và tập trung các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật còn tuỳ thuộc vào yêu cầu thực tế của tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và từng giai đoạn nhất định.

1.3. Hình thức, phƣơng tiện, phƣơng pháp và hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật biến, giáo dục pháp luật

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đúng đắn và đầy đủ là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, để nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đi vào nhận thức, tình cảm của người được giáo dục phải thông qua các kênh truyền tải thông tin, qua cách thức và biện pháp tác động nhất định phù hợp với khả năng tiếp cận của từng loại đối tượng. Do đó, hiệu quả pháp luật của quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật còn phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hình thức, phương tiện phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong các văn bản của Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh: Cần nghiên cứu sâu nhiều hình thức và biện pháp giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)