KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 42)

Phổ biến, giáo dục pháp luật là khoa học nhằm nâng cao tri thức, tình cảm và hành vi tích cực pháp luật cho hoạt động thực tiễn của con người với nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Phổ biến, giáo dục pháp luật tác động đến ý thức của đối tượng nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực chủ động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật. Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; phổ biến, giáo dục pháp luật đã trở thành một vấn đề cấp thiết đang được đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm. Trong phạm vi Chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về phổ biến, giáo dục pháp luật, bao gồm các khái niệm, phạm trù như: Bản chất, nội dung và mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật; hình thức, phương tiện, phương pháp và hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Việc phân tích làm rõ các quan niệm khác nhau về một số khái niệm, phạm trù chung của phổ biến, giáo dục pháp luật, từ đó rút ra quan niệm hợp lý là cơ sở định hướng cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực tiễn.

Trong điều kiện xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh thì một trong những điều kiện quan trọng là làm sao để người dân tham gia tích cực vào các hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Tăng cường dân chủ cũng có nghĩa là mở rộng sự tham gia của người dân vào các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp; thực hiện giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Chính điều này đã nâng cao trách nhiệm của mỗi người trong xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tích cực, đảm bảo hành trang kiến thức pháp lý cần thiết của nhân dân trong sự tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật.

* (Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá)

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 42)