Mở rộng và nâng cao chất lượng của các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật: biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 107)

giáo dục pháp luật: biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; thông qua sinh hoạt các câu lạc bộ pháp luật; xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hóa văn nghệ, đặc biệt là các loại hình sinh hoạt truyền thống.

Việc biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật cần căn cứ vào đối tượng tiếp nhận sao cho các tài liệu này có hiệu qua tác động đối với nhận thức và hành động theo pháp luật của đối tượng. Trong điều kiện in ấn hiện nay, cơ quan phát hành tài liệu cần trao đổi, có sự phân công rõ ràng giữa các cơ quan có trách nhiệm sao cho tổng kinh phí in ấn, kinh phí phát hành là thấp nhất. Đồng thời tùy theo khả năng kinh phí và tính cấp thiết của tài liệu cần phát hành để xác định phương thức phát hành, có thể phát hành miễn phí hay không miễn phí sách pháp luật bỏ túi, sách hỏi đáp pháp luật,…Trong công tác biên soạn, phát hành tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, Bản tin Tư pháp là một trong những hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được sử dụng có hiệu quả trong nhiều năm nay. Với nhiệm vụ thông tin cập nhật các mặt hoạt động của ngành Tư pháp tỉnh và tình hình thi hành pháp luật nói chung trên địa bàn, chuyển tải chủ trương,

chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với bạn đọc; trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn nghiệp vụ tư pháp; giới thiệu, tìm hiểu và giải đáp pháp luật …, Bản tin Tư pháp của Sở Tư pháp tỉnh thực sự trở thành tài liệu pháp lý cần thiết không chỉ đối với mỗi cán bộ tư pháp mà còn đối với cán bộ, nhân dân địa phương. Để Bản tin phát huy hết vai trò và hiệu quả của mình, ban biên tập cần chủ động bám sát thực tiễn hoạt động tư pháp, hoạt động thi hành pháp luật để nội dung thông tin đảm bảo được tính thời sự, cập nhật, đúng định hướng. Và tốt nhất, hiệu quả nhất là duy trì được Bản tin một tháng một số, nếu kỳ phát hành qúa thưa sẽ không cập nhật thông tin, khó gây thói quen tìm đọc Bản tin đối với người đọc. Đồng thời tăng số lượng phát hành để phục vụ đông đảo nhân dân địa phương.

Thi tìm hiểu pháp luật là hình thức sinh hoạt văn hóa pháp lý có sức hấp dẫn và hiệu quả. Tuy nhiên nhược điểm của hình thức thi này đòi hỏi phải có nhiều thời gian trong khi thời gian cho từng đối tượng dự thi rất hạn chế, mất nhiều công sức chuẩn bị và tốn kém. Do đó ban tổ chức cuộc thi cần sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến về cuộc thi như thông tin chi tiết về thể lệ, yêu cầu, nội dung thi hoặc câu hỏi của cuộc thi,… Đối với những cuộc thi có quy mô lớn, cần gắn việc tuyên truyền về cuộc thi với việc vận động nhân dân chấp hành pháp luật với các phong trào quần chúng cơ sở. Có như vậy cuộc thi mới được nhiều người quan tâm, chú ý theo dõi và hưởng ứng, gây được không khí hào hứng tham gia cuộc thi. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật phải có sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, sự hỗ trợ từ phía cơ quan chính quyền để khai thác khả năng vận động, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân của việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.

Câu lạc bộ pháp luật là một tổ chức sinh hoạt pháp lý tự nguyện của những người có nhu cầu tìm hiểu pháp luật, có tinh thần đấu tranh bảo vệ

pháp luật, nhiệt tình tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Do vậy, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật qua sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật có hiệu quả tác động rất lớn và phù hợp với mọi đối tượng. Ngành Tư pháp, các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp cụ thể trong việc chỉ đạo, hướng dẫn câu lạc bộ pháp luật sinh hoạt phù hợp với đối tượng, mục đích hoạt động. Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức câu lạc bộ pháp luật hoặc đưa nội dung pháp luật vào các loại hình câu lạc bộ khác như: Câu lạc bộ “gia đình trẻ”, “các nhà doanh nghiệp trẻ”, “khuyến nông”,…Xây dựng câu lạc bộ pháp luật trong các đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân,… nhằm mở rộng phạm vi đối tượng tham gia tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật tới các công dân khác. Cần tạo nguồn kinh phí hoạt động cho các câu lạc bộ: Ngân sách địa phương, hội phí của các hội viên câu lạc bộ, sự đóng góp, hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tỉnh,…

Xây dựng Tủ sách pháp luật ở các cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh cũng là một hình thức hữu hiệu để đưa pháp luật vào cuộc sống. Để xây dựng Tủ sách pháp luật phải khảo sát trong địa bàn, điều tra trong các cơ quan hữu quan (tổ chức chính quyền, văn hóa thông tin, bưu điện, công an,…) để nắm được đối tượng phục vụ của Tủ sách và nắm được nhu cầu của bạn đọc. Sau khi hoàn tất việc xây dựng Tủ sách cần tổ chức thông báo rộng rãi đến mọi người dân trong địa bàn. Đồng thời, tăng số lượng các đầu sách để mọi người dân đều có thể tìm hiểu vấn đề của mình khi có nhu cầu. Bằng cách này sẽ thu hút được nhiều bạn đọc đến với Tủ sách pháp luật, qua đó nâng cao hiểu biết của cán bộ, nhân dân, học sinh trong địa phương về những vấn đề cụ thể quan tâm rộng rãi. Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng Tủ sách pháp luật ở các “làng văn hóa” trong cộng đồng dân cư. Động viên các tầng lớp nhân dân quyên góp xây dựng Tủ sách pháp luật ở

thôn, làng bản, khối phố tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tìm hiểu pháp luật, tự vận dụng vào các trường hợp cụ thể để tự giải quyết mâu thuẫn. Biện pháp này tạo ra phong trào thi đua giữa các làng, các nhóm dân cư, hình thành nét sinh hoạt văn hóa lành mạnh, góp phần giữ gìn ổn định, an ninh trật tự trong khu vực.

Bên cạnh đấy, ngành Tư pháp tỉnh cần phối hợp với cơ quan văn hóa thông tin, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống vì công tác này có sức thẩm thấu rất mạnh, rất sâu vào nhận thức, tâm tư, tình cảm con người. Nếu tìm được giải pháp, tìm được đề tài, gây cảm hứng nghệ thuật thì hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình văn hóa, văn nghệ rất cao. Các loại hình văn hóa gồm: khẩu hiệu, Panô, áp phích, bảng tin,…; các loại hình văn nghệ và văn hóa truyền thống gồm: diễn kịch, ngâm thơ, ca hát, độc tấu, lễ hội,…

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 107)