Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua côngtác hoà giả

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 79)

Trong đời sống hàng ngày, giữa các chủ thể tham gia quan hệ xã hội thường xuyên phát sinh tranh chấp. Người Việt Nam vốn coi trọng tình cảm, lấy sự hoà hiếu, nhân ái làm nền tảng để giải quyết mọi vấn đề nên ngay từ khi tranh chấp phát sinh nhân dân đã biết giúp đỡ hướng dẫn các bên tranh chấp tự thương lượng, điều đình để giải toả những mâu thuẫn, bất đồng giữa họ. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở là việc tổ viên hoà giải bằng hành động hoà giải của mình cung cấp kiến thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong cộng đồng dân cư nhằm mục đích hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác hoà giải đang được triển khai tại các phường, xã, thị trấn ở Thanh Hoá. Hiện toàn tỉnh có 5759 Tổ hoà giải với 29.886 hoà giải viên. Theo số liệu điều tra, khảo sát của Bộ Tư pháp năm 1996, ở Thanh Hoá tổng số vụ việc được hoà giải là 14.708 vụ việc, trong đó 11.126 hoà giải thành (chiếm 75.6%) và chuyển cho Ban Tư pháp xã 2.316 vụ việc [81, 51]. Thời gian gần đây, hoạt động hoà giải của các Tổ hoà giải hàng năm giải quyết kịp thời được hàng chục ngàn việc tranh chấp, xô xát nhỏ, góp phần hạn chế đơn thư, vụ kiện dân sự, dập tắt được nhiều điểm nóng có mầm mống gây ra tội phạm, mang lại sự bình yên, hạnh phúc, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

Thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở có thể chuyển tải các nội dung pháp luật một cách phong phú, đa dạng và thiết thực đến với mọi tầng lớp nhân dân. Lực lượng hoà giải viên rất đông đảo, có mặt ở từng cơ sở (thôn

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 79)