Khách thể, đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 30)

Vấn đề xác định khách thể và đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục. Việc xác định khách thể, đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác, cụ thể trong việc xác định nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật.

Phân biệt giữa khách thể và đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật:

- Về khách thể: Trong lý luận giáo dục học: Khách thể (hay đối tượng) giáo dục là cá nhân và tập thể học sinh.

Trong Từ điển tiếng Việt năm 1992 (trang 487): Khách thể là đối tượng chịu sự chi phối của hành động, trong quan hệ đối lập với đối tượng gây ra hoạt động gọi là chủ thể.

Trong giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001: Khách thể quan hệ pháp luật là cái mà quan hệ

pháp luật đó tác động tới, đó là các hành vi của các công dân, tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật, thực hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

Các hành vi này lại luôn hướng tới một đối tượng cụ thể như lợi ích vật chất (tài sản), giá trị tinh thần (danh dự, nhân phẩm, tự do) hoặc lợi ích chính trị (bầu cử,...). “Các đối tượng cụ thể hoặc tài sản, danh dự, tự do, nhân phẩm của công dân hay nhu cầu tham gia vào sinh hoạt chính trị... đó là khách thể của hành vi, nói cách khác, đó là đối tượng quan hệ pháp luật” [405, 22].

Các nhà khoa học pháp lý Việt Nam nghiên cứu vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật cũng đi đến quan niệm chung: Khách thể của phổ biến, giáo dục pháp luật là ý thức pháp luật và những thói quen, nếp sống, ứng xử hợp pháp của công dân, của các nhóm cộng đồng và toàn xã hội, thể hiện trình độ nhất định của nền văn hoá pháp lý.

Như vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật tác động vào ý thức pháp luật của công dân và phải nhằm tới mục đích cuối cùng là hành động hợp pháp, là thói quen, nếp sống theo pháp luật của mỗi công dân, mỗi nhóm cộng đồng và toàn xã hội.

- Về đối tượng: Trong Từ điển tiếng Việt năm 1992 (trang 344): Đối tượng là người, vật, hoạt động mà con người nhằm vào trong suy nghĩ, hành động.

Đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật là những cá nhân, công dân hay những nhóm cộng đồng xã hội cụ thể tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp tác động các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (mà ý thức và hành vi của họ là khách thể của phổ biến, giáo dục pháp luật) do các chủ thể giáo dục tiến hành nhằm đạt được các mục đích đã đặt ra.

Mỗi đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí, địa vị khác nhau trong xã hội, do đó có những nhu cầu, khả năng và điều kiện tiếp nhận thông tin pháp luật khác nhau về phạm vi, mức độ dẫn đến kết qủa của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tới từng đối tượng là khác nhau.

Vì vậy, để sự tác động phổ biến, giáo dục pháp luật tới các đối tượng có hiệu quả, việc xác định các nội dung, hình thức, phương tiện, biện pháp phù hợp đến đối tượng của các chủ thể phổ biến, giáo dục là đòi hỏi khách quan.

Trong lý luận phổ biến, giáo dục pháp luật có nhiều cách phân loại đối tượng khác nhau (theo giới tính, lứa tuổi, học vấn, nghề nghiệp,…). Tuy nhiên, nhân tố cơ bản làm điểm xuất phát cho việc phân loại đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật là trạng thái, địa vị công dân của đối tượng này. Đấy chính là địa vị pháp lý của các đối tượng khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật.

Trên cơ sở phân loại, các chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ lựa chọn các nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp nhằm trang bị cho từng đối tượng những tri thức cần thiết để họ có những hành vi xử sự phù hợp với địa vị pháp lý của họ trong các quan hệ pháp luật. Có thể phân loại đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật dựa theo năng lực chủ thể của công dân (năng lực pháp luật và năng lực hành vi); theo vị trí chủ thể của công dân trong các quan hệ pháp luật (công dân đại diện cho chính mình hoặc công dân trong mối quan hệ pháp luật với Nhà nước, tổ chức xã hội, với công dân khác...); theo nghề nghiệp trong mối liên quan với pháp luật và các hoạt động pháp luật (các công dân hoạt động chuyên nghiệp trong các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; các tổ chức hành nghề pháp luật, tư vấn pháp luật, bổ trợ pháp lý); theo đặc điểm riêng của việc điều chỉnh (đối tượng có các quyền riêng biệt ưu tiên như phụ nữ, trẻ em… hoặc các đối tượng có nghĩa vụ

đặc biệt trong những thời gian, điều kiện nhất định như người vi phạm pháp luật, phạm tội, tái phạm…);…

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 30)