được thực hiện trên một phạm vi rộng và thấm tới từng gia đình, từng người dân. Đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật qua hoạt động hoà giải rất rộng, đó là các bên tranh chấp, những người trong gia đình họ, và những người trong cộng đồng dân cư. Do đó, việc phổ biến, giáo dục pháp luật rất hiệu quả. Mặt khác, bản thân tổ viên Tổ hoà giải là người am hiểu pháp luật, có uy tín trong cộng đồng dân cư, biết được phong tục, tập quán địa phương, truyền thống trong mỗi dòng họ, gia cảnh mỗi gia đình, tâm tư, nguyện vọng của các bên tranh chấp nên hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được tiếp nhận một cách dễ dàng hơn, có hiệu quả hơn. Vì vậy, công tác hoà giải được Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đặc biệt quan tâm và coi đây là một trong những hoạt động trọng yếu trong kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm trên địa bàn tỉnh.
2.3.4. Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giáo dục pháp luật
Tủ sách pháp luật là công cụ hữu hiệu để đưa pháp luật vào hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và vào đời sống của các tầng lớp dân cư nói riêng, góp phần tăng cường pháp chế XHCN.
Căn cứ vào Điều 2 - Quyết định số 69/ 1998 QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành công báo nước CHXHCN Việt Nam cho cấp xã, phường, thị trấn quy định về việc thành lập Tủ sách pháp luật tại các xã, phường, thị trấn để cung cấp tư liệu cho cán bộ chính quyền địa phương nghiên cứu sử dụng, vừa tạo điều kiện để nhân dân tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật của nhà nước. Đến nay tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng 100% Tủ
sách pháp luật ở tất cả các xã, phường, thị trấn. Vừa qua, Sở Tư pháp Thanh Hoá đầu tư trang bị thí điểm 30 Tủ sách pháp luật cho các bản được công nhận bản văn hoá đã xây dựng được nhà văn hoá để nhân dân có điều kiện tìm hiểu pháp luật. Tỉnh Đoàn Thanh Hoá xây dựng mới 102 Tủ sách pháp luật đặt tại các nhà văn hoá xã, cơ quan đơn vị. Phần lớn các tủ sách đều có đầy đủ các đầu sách để phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân trên các lĩnh vực thiết yếu, do được thành lập ở cấp xã, phường, thị trấn là cấp chính quyền gần nhân dân nhất nên Tủ sách pháp luật phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của hầu hết các nhóm hoạt động bị thiệt thòi là nông dân, phụ nữ, người dân tộc thiểu số, cán bộ cơ quan chính quyền và tổ chức xã hội cơ sở.
Tủ sách pháp luật đã giúp cho cán bộ chính quyền cơ sở vận dụng trong việc giải quyết công việc hàng ngày và công tác quản lý nhà nước ở địa phương giúp cho công tác hoà giải ở cơ sở đạt hiệu quả. Tủ sách pháp luật cũng là một địa chỉ cung cấp tài liệu cho nhân dân có nhu cầu trong địa bàn tìm hiểu về pháp luật.
Tuy nhiên, việc xây dựng Tủ sách pháp luật là một chuyện còn việc ở xã, phường, thị trấn có khai thác, phát huy tốt vai trò hiệu quả của Tủ sách pháp luật hay không lại là chuyện khác. Nhiều cơ sở xây dựng Tủ sách pháp luật chỉ mang tính hình thức, phong trào phục vụ cán bộ cơ sở là chủ yếu, chưa phổ biến giới thiệu phục vụ cho đông đảo nhân dân trong địa phương