Phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 77)

học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Giáo dục pháp luật trong các nhà trường có vị trí đặc biệt quan trọng các hình thức giáo dục pháp luật nói chung, có ý nghĩa chiến lược trong việc đào tạo, giáo dục để hình thành những thế hệ công dân, người lao động đáp ứng các yêu cầu của xã hội trong hiện tại và tương lai. Chính vì vậy việc đưa phổ biến, giáo dục pháp luật vào các trường học, cấp học, từ phổ thông đến đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề,… đã được Đảng và Chính phủ rất quan tâm, coi đó là một hình thức, biện pháp cơ bản có ý nghĩa chiến lược và hữu hiệu để xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho mọi công dân nói chung và cho học sinh - sinh viên nói riêng. Hệ thống các trường phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp - dạy nghề hiện nay đang góp phần quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong những năm gần đây, cùng với việc giảng dạy kiến thức văn hoá cho học sinh, ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hoá đã từng bước nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh ở các cấp học phổ thông. Song song với việc giảng dạy các môn học chính khóa, bộ môn Đạo đức, môn Giáo dục công dân cũng được quan tâm chú trọng đến chất lượng dạy và học. Các chủ đề pháp luật được bố trí theo trật tự từ những vấn đề có tính chất đơn giản, gần gũi với cuộc sống của học sinh, tới những vấn đề khách quan hơn, phản ánh các mối quan hệ rộng lớn trong xã hội, trong mỗi chủ đề có sự xắp xếp nội dung dạy và học theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao về nhận thức cũng như yêu cầu tu dưỡng, rèn luyện phù hợp với lứa tuổi học sinh từng giai đoạn, đồng thời phù hợp với những nội dung pháp luật

đang diễn ra trong cuộc sống với phạm vi từ gần tới xa, từ quyền và nghĩa vụ cụ thể của học sinh tới chế độ chính trị - xã hội, nền pháp chế của đất nước.

Ngành Giáo dục Thanh Hoá cũng đã có những nỗ lực vượt bậc trong công tác chỉ đạo và thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng cán bộ công chức và học sinh, sinh viên trong Ngành. Tuy nhiên, hiện tại trong tổng số 72 trường THPT mới có 140 giáo viên dạy môn Giáo dục công dân được đào tạo cơ bản ở các trường Đại học sư phạm Hà Nội và Đại học sư phạm Vinh. Ở cấp THCS, toàn tỉnh có 316 cán bộ giáo viên được đào tạo chuẩn, trong đó có 52 Đại học, 264 Cao đẳng (chuyên ngành bộ môn Giáo dục công dân). Như vậy bình quân cứ 2 trường mới có một giáo viên dạy Giáo dục công dân (316 giáo viên/622 trường). Hàng năm ngành Giáo dục Thanh Hoá tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn bằng các hình thức như: Phối hợp với trường Đại học sư phạm Vinh Vinh, phối hợp với ngành Tư pháp Thanh Hoá bồi dưỡng nội dung pháp luật có liên quan đến sách giáo khoa môn Giáo dục công dân cho đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm. Ngoài ra còn phổ biến một số nội dung các văn bản pháp luật cụ thể nhằm trang bị cho các thầy cô về phổ biến cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường mình theo chương trình ngoại khoá để phục vụ cho công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đối với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp - dạy nghề trong tỉnh, nội dung giảng dạy pháp luật được thực hiện theo mức độ khác nhau. Đối với ngành nghề trong mục tiêu đào tạo chuyên luật (hệ trung cấp pháp lý - Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa) có yêu cầu học sinh - sinh viên phải phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành, như các ngành nghề thuộc nhóm kỹ thuật (các trường dạy nghề,...); nhóm văn hoá thông tin (trường Văn hóa Nghệ thuật,...), ngoài phần pháp luật cơ bản có thêm phần

pháp luật chuyên ngành theo nội dung yêu cầu của từng ngành nghề. Đối với các ngành nghề khác, không có yêu cầu sâu về kiến thức pháp luật chuyên ngành, nội dung pháp luật phổ cập thường được kết hợp trong môn học chính trị, song số giờ dành cho nội dung pháp luật vẫn còn quá thấp.

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 77)