dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng
Các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm: sách, báo, phát thanh truyền hình, trong đó báo, phát thanh, truyền hình là những hình thức tuyên truyền pháp luật có hiệu quả cao. Điều này xuất phát từ đặc trưng của các phương tiện truyền thông đó là tính phổ cập, thường ngày, kịp thời và rộng khắp.
Được coi là một trong những hình thức tuyên truyền có hiệu quả, nên từ nhiều năm nay, ngành Tư pháp và ngành Văn hóa - thông tin Thanh Hóa đã phối hợp với các cơ quan chức năng khác xây dựng các trang, chuyên
mục pháp luật trên báo, đài nhằm giúp cán bộ và nhân dân trong tỉnh tiếp thu, nắm bắt và tìm hiểu pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật, góp phần tích cực vào việc quản lý xã hội bằng pháp luật, mặt khác qua đó để kiểm tra, giám sát việc đưa pháp luật vào cuộc sống. Do vậy, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng là một đòi hỏi tất yếu, khách quan.
Để các chuyên mục pháp luật trên các phương tiện truyền thông đi vào ổn định, có chiều sâu, phát huy hiệu quả cần phải xây dựng và thực hiện các bước cụ thể sau:
- Phân công trách nhiệm giữa cơ quan Tư pháp và cơ quan Văn hóa - thông tin Thanh Hóa nhằm đảm bảo vai trò làm đầu mối tổ chức phối hợp với Bộ Tư pháp, Báo, Đài và các cơ quan hữu quan trong việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. Ví dụ, trong giai đoạn xây dựng chuyên mục, phân công rõ cơ quan Tư pháp chịu trách nhiệm nội dung pháp lý, cố vấn pháp lý của chương trình, cơ quan Văn hóa thông tin xây dựng nội dung, hình thức thể hiện cho từng chuyên mục, ổn định lịch phát sóng, thời gian ra số báo có chuyên trang, chuyên mục pháp luật. Và điều kiện đầu tiên là cơ sở pháp lý cho việc hình thành các chuyên mục, đó là cơ quan Tư pháp và Báo, Đài Thanh Hóa chủ động đề xuất, tham mưu cho cấp lãnh đạo xây dựng Nghị quyết liên tịch hoặc kế hoạch liên tịch mở chuyên trang, chuyên mục pháp luật trên Báo, Đài trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà nước, văn bản về pháp quy của địa phương về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xuất phát từ nhu cầu nâng cao ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân.
- Xây dựng và bồi dưỡng lực lượng phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên cho chuyên mục pháp luật:
Đây là một biện pháp rất quan trọng nhằm duy trì, nâng cao chất lượng chuyên mục. Phải xây dựng được đội ngũ phóng viên, biên tập viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có tư cách đạo đức tốt và mạng lưới cộng tác viên ổn định. Trong đó phải xây dựng được đội ngũ phóng viên chuyên trách viết về pháp luật. Muốn vậy, ngoài việc tuyển những người tốt nghiệp chuyên ngành luật về làm phóng viên, biên tập viên, cần tạo điều kiện để phóng viên được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ qua các lớp luật tại chức, tập huấn bổ sung kiến thức pháp luật,…Ngoài ra, xây dựng, thiết lập, hợp tác, tìm nguồn cộng tác viên là các luật gia đã và đang công tác tại các cơ quan Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát các cấp trong tỉnh, ở các trường (đại học Hồng Đức, trường Chính trị tỉnh,…), các ngành, sẽ làm cho việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên báo, đài phong phú, hấp dẫn, đảm bảo độ chính xác, tin cậy về lĩnh vực họ đã và đang công tác thu hút được sự quan tâm theo dõi của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Bên cạnh đó, chế độ nhuận bút thỏa đáng, khen thưởng kịp thời cũng là yếu tố kích thích sự chuyên tâm, cố gắng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên; đồng thời các cơ quan Tư pháp, cơ quan Báo, Đài cần tăng cường kiểm tra, quản lý nghiệp vụ, kịp thời uốn nắn sai lạc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân của lực lượng này.
Về nội dung của chuyên mục pháp luật: trước hết nội dung phải đảm bảo độ chuẩn xác, hình thức phong phú, ngắn gọn, dễ hiểu, có tác dụng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tùy theo từng thời điểm, yêu cầu, đặc trưng của từng thể loại báo, đài và đối tượng tiếp nhận thông tin mà lựa chọn nội dung cho phù hợp. Thời gian tới, các phương tiện truyền thông Thanh Hóa cần phải tuyên truyền theo hướng: phổ biến, giới thiệu chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy
phạm pháp luật mới ban hành tới cán bộ, nhân dân nhất là những văn bản liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân như: Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật tổ chức HĐND, UBND các cấp,…; thông tin phản ánh hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật (nhất là trong hoạt động của các cơ quan Tư pháp, hoạt động xét xử của Toàn án) trên các