Tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư phương tiện, điều kiện cần thiết để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Huy động nguồn

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 115)

lực kinh phí từ nhiều cơ quan, tổ chức nhưng trước hết phải là nguồn lực từ cơ quan Nhà nước.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như các công tác giáo dục khác là loại hoạt động vì lợi ích lâu dài, kết quả, hiệu quả cuối cùng của nó không thể đo, đếm trực tiếp, cụ thể được.Trong điều kiện hiện nay, trong phạm vi địa phương, cơ sở kinh phí này chủ yếu vẫn phải từ Ngân sách Nhà nước do HĐND xem xét, quyết định. Ngoài ra, có thể huy động một phần từ các ngành kinh tế, từ dự án hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước,…Trong tình hình công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Thanh Hóa hiện nay, đề nghị HĐND và UBND tỉnh có kế hoạch bổ sung thêm nguồn kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng Tủ sách pháp luật để thực hiện Chương trình hành động Quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân giai đoạn 2005 - 2010 theo Quyết định 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Và có Nghị quyết chỉ đạo HĐND cấp dưới bảo đảm nguồn kinh phí cho công tác này ở cơ sở. Tăng cường hơn nữa phương tiện, điều kiện cần thiết để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Quan tâm hơn nữa hệ thống truyền thanh cơ sở. Xây dựng và mở rộng mạng lưới truyền thanh để phục vụ cho công tác tuyên truyền. Đối với khu vực miền núi nên có chủ trương cấp tài liệu miễn phí để phục vụ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tới đồng bào dân tộc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nghiên cứu về thực trạng hiểu biết pháp luật của các nhóm dân cư Thanh Hóa, thực trạng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh qua những hình thức cụ thể, tuy đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong lĩnh vực nâng cao hiểu biết pháp luật của nhân dân địa phương phục vụ cho hoạt động quản lý Nhà nước, nhưng vẫn chỉ là những nghiên cứu ban đầu do điều kiện thời gian và kinh phí còn hạn chế. Để có thể xây dựng một bức tranh toàn cảnh có chiều sâu hơn về tình hình hiểu biết pháp luật của tất cả các nhóm dân cư Thanh Hóa, cần phải có sự đầu tư lớn hơn nữa cả về thời gian và kinh phí. Tác giả hy vọng thông qua việc đưa ra những giải pháp, mô hình nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên dịa bàn tỉnh Thanh Hóa, các cơ quan chức năng sẽ có định hướng rõ ràng trong việc chỉ đạo và thực hiện, áp dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể có hiệu quả, tránh được tình trạng lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc cho những hoạt động kém hiệu quả. Và chuyên đề về “Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” sẽ trở thành nguồn tư liệu cần thiết giúp những người có nhu cầu tìm hiểu, các cơ quan chức năng tìm giải pháp tối ưu cho việc xây dựng và thực hiện hiệu quả kế hoạch, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi toàn tỉnh, qua đó góp phần xây dựng Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp và văn minh.

KẾT LUẬN

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có chất lượng tốt cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện và tổ chức thực hiện việc tuân thủ nghiêm chỉnh hệ thống pháp luật đó, trong đó nhấn mạnh vai trò của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân là một nhiệm vụ trung tâm, một đòi hỏi cấp thiết, khách quan bắt nguồn từ vai trò không thể thiếu của pháp luật trong đời sống xã hội, trong xây dựng Nhà nước Việt Nam XHCN của dân, do dân và vì dân. Đồng thời bắt nguồn từ những yếu kém, bất cập trong xây dựng, hoàn thiện, tổ chức thực hiện pháp luật và từ chính hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng cũng đã khẳng định: “Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân”.

Phổ biến, giáo dục pháp luật là một mắt xích quan trọng trong việc đưa hệ thống quy định pháp luật vào cuộc sống, hình thành, nâng cao ý thức pháp luật và thói quen xử sự theo pháp luật của mỗi công dân và toàn xã hội. Cho đến nay, ở nước ta còn ít công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống những vấn đề lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật. Vì vậy, nhiều nội dung, khía cạnh của vấn đề vẫn chưa có sự nhất trí về quan điểm học thuật cũng như các cách giải quyết trong thực tiễn. Trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật (trong chương 1) nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực

trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (trong chương 2) và tìm ra những giải pháp (trong chương 3) đúng đắn, phù hợp nhất để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh Thanh Hóa trong những điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể,...Không những thế, quan trọng hơn là đề tài gợi mở những suy nghĩ, việc tìm ra những giải pháp phù hợp, khả thi, thiết thực để nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước cho mọi đối tượng, trên các địa bàn dân cư, đặc biệt là đối với đồng bào người dân tộc, vùng sâu, vùng xa, miền núi, nơi dân trí thấp, đời sống còn khó khăn, làm cho mọi người hiểu đúng và tích cực thực hiện, qua đó góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bắt nhịp với sự nghiệp đổi mới của đất nước, Thanh Hóa đang không ngừng nỗ lực phấn đấu, nắm bắt thời cơ để phát triển đi lên. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh chính là yếu tố thúc đẩy cần thiết, khách quan để Thanh Hóa vững chắc tin tưởng vào sự thành công đối với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thập niên đầu thế kỷ XXI, xứng đáng là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh dưỡng nhiều danh nhân và anh hùng dân tộc của nước Việt nghìn năm văn hiến./.

PHỤ LỤC 1

Chủ đề Pháp luật trong Chƣơng trình môn Giáo dục công dân ở bậc Trung học cơ sở () Stt Chủ đề Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 1 Quyền trẻ em và quyền nghĩa vụ công dân trong đời sống gia đình.

Công ước của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em VN. Quyền và nghĩa vụ công dân trong đời sống gia đình.

Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân.

2 Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tự an toàn xã hội. Thực hiện đúng luật lệ giao thông. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Phòng chống tệ nạn xã hội AIDS, phòng ngừa tai nạn cháy nổ và độc hại 3 Quyền và nghĩa vụ công dân về kinh tế, văn hóa - giáo dục.

Quyền và nghĩa

vụ về giáo dục. Bảo vệ các di tích và danh lam thắng cảnh Quyền sở hữu tài sản. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản công. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ thuế; Quyền và nghĩa vụ lao động. 4 Các quyền tự do của công dân

Quyền tự do thân thể; Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở, bí mật thư tín. Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền khiếu nại và tố cáo; Quyền tự do ngôn luận. 5 Nhà nước CHXHCN, quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lý nhà nước. Tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương. Đảng cộng sản, Nhà nước, Công dân Hiến pháp,

pháp luật Trách pháp lý của nhiệm công dân;

Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân;

Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Ban hành kèm theo Quyết định số 2434/QĐ/BGD&ĐT-THCS ngày 8-7-1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

PHỤ LỤC 2

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)