Nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật trong trường học

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 96)

trong trường học

Phổ biến, giáo dục pháp luật trong các trường học, từ trung học phổ thông đến đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường của các đoàn thể nhân dân được Đảng và Chính phủ nói chung, các cấp ủy Đảng và chính quyền Thanh Hóa nói riêng rất quan tâm, coi đây là hình thức, biện pháp cơ bản có ý nghĩa chiến lược và hữu hiệu để xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho mọi công dân nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng. Phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ tinh thần, thái độ và hành động đúng mực trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân; sống và làm việc theo pháp luật, biết bảo vệ, tuyên truyền pháp luật, góp sức mình xây dựng quê hương giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

Đối tượng trong nhà trường rất đa dạng, mỗi cấp học, bậc học, mỗi ngành nghề đào tạo, mỗi nhóm đối tượng có nhu cầu hiểu biết pháp luật khác nhau, phục vụ cho mục đích học tập, làm việc khác nhau vì thế nội dung giáo dục pháp luật được thiết kế từ đơn giản đến phức tạp, từ kiến thức phổ thông đến các lĩnh vực chuyên vực chuyên môn ngành nghề…Do đó, việc lựa chọn hình thức và phương pháp giáo dục cũng có sự khác nhau.

- Ở cấp tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5): Do đặc điểm tuổi nhỏ nên giáo dục pháp luật cần được tiếp tục thực hiện lồng ghép qua môn đạo đức, để giáo dục đạo đức kết hợp với việc phổ cập những kiến thức pháp lý phổ thông sơ đẳng nhất, gắn với cuộc sống học tập và các chuẩn mực, hành vi hàng ngày của học sinh tiểu học và hành động giao tiếp ở gia đình, nhà trường và các quan hệ bạn bè…Qua đó cung cấp những kiến thức pháp lý ban đầu như: tìm hiểu Luật giao thông, Luật về bảo vệ, chăm sóc, gia đình trẻ em… nhằm tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành ý thức pháp luật, ý thức công dân trong học sinh. Những chuẩn mực đạo đức là tiền đề để học sinh có khái niệm định hướng nhận thức và các hành vi của mình phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của pháp luật. Do đó các bài dạy môn đạo đức phải được lựa chọn một cách khoa học trên cơ sở phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, hợp lý hóa hơn nữa cấu trúc của chương trình môn đạo đức ở các lớp. Ngoài môn đạo đức các giáo viên dạy các môn học khác, đặc biệt là các môn xã hội cần nghiên cứu và khai thác khả năng giáo dục pháp luật cho học sinh tiểu học qua các bài dạy cụ thể.

- Ở các trường trung học cơ sở, phổ thông trung học: công tác giáo dục pháp luật tiếp tục được thực hiện qua môn Giáo dục công dân, đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục công dân cần được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Các giáo viên phải được đào tạo cơ bản về pháp luật và được bổ sung thường xuyên kiến thức pháp luật để việc truyền thụ kiến thức pháp

luật đến với học sinh không khô khan, không dừng lại ở việc đưa ra các khái niệm, điều luật cụ thể mà phải đi từ thực tiễn sinh động để khơi dạy tình cảm của học sinh đối với pháp luật. Ngoài việc giảng dạy trên lớp, cần tiến hành các hoạt động ngoại khóa như: thảo luận, tọa đàm về các đề tài pháp luật; tổ chức nghe nói chuyện chuyên đề về pháp luật, xem phim, tiểu phẩm, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật (thi văn nghệ, làm báo tường với chủ đề pháp luật, tổ chức giao lưu giữa các trường, các khối, lớp,…); tham quan trụ sở cơ quan Nhà nước, các phiên họp HĐND, tìm hiểu bộ máy Nhà nước; tổ chức các phong trào tham gia giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ pháp luật qua sinh hoạt Đoàn, Đội;… nhằm tạo cơ hội cho học sinh được rèn luyện, nâng cao ý thức và hành vi thực hiện quy định pháp luật.

- Đối với các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề: Qua thực tế của công tác giáo dục pháp luật ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho thấy cần đổi mới quan điểm đào tạo pháp luật, thể hiện trong chương trình đào tạo, nội dung, giáo trình, tài liệu tham khảo, phương pháp đào tạo và phương tiện giảng dạy. Tùy vai trò, chức năng, nhiệm vụ đào tạo của trường, chương trình đào tạo áp dụng cần phải xây dựng sao cho người học nắm vững kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện pháp lý đúng đắn để hành động theo pháp luật. Bên cạnh đó, cần chú trọng tăng cường năng lực cho đội ngũ giáo viên, giảng viên để đảm bảo chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật. Chất lượng đội ngũ giảng viên chính là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục pháp luật trong nhà trường. Do đó, đội ngũ này cần được thường xuyên cập nhật các kiến thức của nền kinh tế thị trường, bồi dưỡng chuyên đề nâng cao tập huấn giảng dạy nội dung pháp luật, tổ chức nghe báo cáo thực tiễn về các văn bản pháp luật chuyên ngành. Ngoài ra, họ cũng cần được trang bị các kiến thức sư phạm hiện đại và

phương pháp tư duy logic. Bên cạnh đó, các bài tập thực tế, bài luận nghiên cứu đề tài (có hướng dẫn) cần được tăng cường nhằm rèn luyện phương pháp nghiên cứu cho sinh viên, tăng cường hơn nữa các phương pháp diễn đàn sinh viên và giáo viên, sinh hoạt câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật có quản lý và có chủ đề. Tổ chức nhiều cuộc thi như hùng biện, đố vui pháp luật,…

Các cấp học, các ngành trong tỉnh phải có nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của môn pháp luật, cần phải đặt vị trí môn học này ngang tầm, thậm chí cao hơn một số môn học khác. Đồng thời cần chú trọng hơn nữa sự kết hợp giữa giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, trong đó cần chú ý giáo dục cả sự lễ phép, lòng hiếu thảo, quy tắc công cộng, quyền và nghĩa vụ công dân của họ, vì đây là những nét truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, là yêu cầu tối thiểu đối với công dân. Ngành giáo dục và đào tạo phải có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo giáo viên chuyên giảng dạy bộ môn giáo dục pháp luật; có kiến thức pháp luật vững vàng và phương pháp giảng dạy tốt và phải gương mẫu trong lối sống tuân theo pháp luật, thực tế cho thấy đa số học sinh, sinh viên không muốn học môn này vì nội dung khô khan, phương pháp và hình thức giảng dạy nghèo nàn.

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 96)