Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 86)

tháng 3/2005 Trung tâm đã thực hiện được 6.143 vụ việc cho 6.023 lượt người. Bên cạnh việc trợ giúp pháp lý bằng văn bản, trung tâm còn thường xuyên giải thích, trả lời pháp luật qua điện thoại, bình quân, mỗi ngày có 03 đến 05 trường hợp. Tổ chức một lớp tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho 1.285 hòa giải viên; biên soạn và phát hành 400 cuốn sổ tay vụ việc trợ giúp pháp lý phục vụ cho cộng tác viên tham khảo và rút kinh nghiệm. Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã tổ chức được 103 chuyến công tác tại 227 thôn, bản, vùng sâu, vùng miền núi, vùng duyên hải và các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn thuộc 11 huyện miền núi và các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Đông Sơn, Thiệu Hoá, Yên Định, Vĩnh Lộc, Nông cống, Tĩnh Gia, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Nga Sơn. Nói chuyện pháp luật với 23 nghìn lượt người, phát tận tay hơn 23.000 tờ gấp pháp luật, giao 600 băng cát sét có nội dung pháp luật cho trưởng thôn phát trên loa phát thanh.

Mặc dù, những hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý Thanh Hoá đã có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế chính trị xã hội của nhân dân trong tỉnh, song trong những khó khăn, hạn chế nhất định, Trung tâm chưa thể đáp ứng hết yêu cầu trợ giúp pháp luật cho nhân dân. Đây cũng là vấn đề trách nhiệm đặt ra cho các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, trách nhiệm của mỗi cán bộ, cộng tác viên, trong việc rèn luyện, nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm với công việc trợ giúp pháp lý và đồng thời là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách xã hội.

2.3.8. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án án

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử của Tòa án là bằng việc thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân

gia đình,... Toà án cùng với kiểm sát viên, luật sư làm cho những người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa hiểu biết pháp luật và hậu quả pháp lý của việc vi phạm pháp luật, xây dựng tình cảm, niềm tin của họ vào công lý và nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của họ. Việc xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, còn có tác dụng ngăn đe và phòng ngừa tội phạm chung cho nhân dân. Hoạt động xét xử đi vào đối tượng tuyên truyền bằng tính chất nghiêm minh của nó.

Nhìn chung, trong thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của ngành Toà án Thanh Hoá đã đạt được những kết quả nhất định và ngày càng được chú trọng hơn. Toà án nhân dân xét xử công khai đó là điều kiện thuận lợi để phổ biến, giáo dục pháp luật. Toà án nhân dân các cấp Thanh Hoá còn mở rộng đối tượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật bằng cách tăng cường xét xử lưu động và thông tin cho quảng đại quần chúng nhân dân. Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình đã làm đúng theo các quy định pháp luật, tạo được niềm tin trong nhân dân.

Tuy nhiên, trong quy trình xét xử, bản thân cán bộ Toà án, Viện kiểm sát, luật sư,... trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chú trọng đến mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật, không chỉ giải quyết các vụ việc cụ thể, căn cứ của pháp luật, mà phải phổ biến, giải thích cặn kẽ nội dung nội dung các quy định đó, xử lý một cách nghiêm minh mới có tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung.

Trong hoạt động thi hành án, chấp hành viên được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các quyết định hay bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, chấp hành viên là người trực tiếp giáo dục pháp luật đối với các đối tượng khác, đặc biệt là người phải thi hành án và người được thi hành án làm cho các đương sự hiểu đúng quyền, nghĩa vụ của mình đối với bản án để

có những hành vi xử sự đúng đắn theo quy định của pháp luật. Do vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng có thể xem là nhiệm vụ chính của cơ quan thi hành án và của chấp hành viên.

Qua hoạt động thực tiễn cho thấy giáo dục pháp luật của hoạt động thi hành án là một biện pháp, hình thức và là một nội dung không thể thiếu được trong hoạt động thi hành án, nhờ làm tốt công tác giáo dục pháp luật mà rất nhiều công dân, tổ chức (kể cả những cơ quan hành chính) tiếp cận được với những kiến thức cơ bản của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án nói riêng. Mặt khác, phổ biến, giáo dục pháp luật qua hoạt động thi hành án sẽ mang lại hiệu quả rất to lớn trong việc làm cho các đương sự nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, kể cả hiệu quả pháp lý khi mà làm đúng, làm đầy đủ các yêu cầu về thi hành án.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã xác định được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cấp, mỗi ngành. Tuy nhiên, do sự tác động của các yếu tố địa - kinh tế, địa - văn hoá, chính trị, yếu tố quản lý, tổ chức thực hiện pháp luật, đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh Thanh Hoá vẫn còn bộ lộ nhiều tồn tại, hạn chế biểu hiện qua thực trạng hiểu biết pháp luật của các tầng lớp dân cư, các vùng miền trên khắp địa bàn tỉnh. Đó là, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa thật sự đi vào chiều sâu; việc triển khai các văn bản pháp quy của địa phương chưa thường xuyên liên tục, chưa thiết thực, chưa đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của quần chúng nhân dân. Do chưa có kế hoạch và cơ chế hoạt động cụ thể giữa các thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, nên các thành viên Hội đồng chưa phát huy hết vai

trò, còn thiếu tích cực, chủ động trong các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật chưa phong phú, đa dạng, chưa phù hợp với từng đối tượng cụ thể; đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ tỉnh xuống cơ sở so với nhu cầu thực tế còn thiếu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế; tư liệu sách báo không đầy đủ, chưa phục vụ đông đảo tầng lớp nhân dân địa phương có nhu cầu tìm hiểu pháp luật. Thực trạng đó đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tiếp tục khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tế về trình độ nhận thức pháp luật cũng như ý thức tuân thủ pháp luật của mọi tầng lớp dân cư trong tỉnh, về các phương pháp, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, tình hình, với từng đối tượng dân cư nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong điều kiện hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoạt động phổ biển, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 86)