Nhà nước, các cơ quan làm công tác pháp luật cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giải thích pháp luật, phổ biến Luật HN & GĐ nói chung và quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng cũng như kiến thức về pháp luật cho người dân, giúp người dân hiểu được các quyền và nghĩa vụ HN & GĐ của mình, đồng thời giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội. Tuy nhiên, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực trong quan hệ gia đình. Vì vậy, việc phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật HN & GĐ về vấn đề này chỉ nên thực hiện trong một phạm vi hẹp mà thôi.
129
3.2.4. Về phƣơng diện thực thi pháp luật
Nhà nước ban hành pháp luật, nhưng để pháp luật có thể đi vào thực tiễn đời sống, được mọi người dân tuân thủ lại là nhiệm vụ của các cơ quan thi hành pháp luật. Các cơ quan này là Toà án các cấp. Yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan này là:
TAND tối cao cần thường xuyên tổng kết hàng năm về thực tiễn giải quyết các tranh chấp HN & GĐ nói chung và giải quyết yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng để có thể nắm bắt, phân tích, đúc rút kinh nghiệm trong đường lối xét xử, hướng dẫn các Toà án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật; Đồng thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật HN & GĐ.
Để đảm bảo cho công tác giải quyết các tranh chấp về HN & GĐ đạt hiệu quả cao, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, Nhà nước cần có chính sách bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ cho đội ngũ các thẩm phán, thư ký Toà án và những người làm công tác pháp luật để họ có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, am hiểu xã hội, và có lương tâm trong sáng với nghề nghiệp trong công tác xét xử. Ngoài ra, cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ, quản lý Nhà nước và cấp kinh phí đào tạo cho những người đang theo học các lớp đào tạo sau đại học ngành luật( hệ thạc sĩ, tiến sĩ), các lớp đào tạo cao cấp chính trị.
Trong công tác xét xử sơ thẩm, đội ngũ hội thẩm nhân dân có vai trò quan trọng, nằm trong số thành viên của Hội đồng xét xử. Vì vậy, TAND tối cao cần tạo điều kiện để TAND cấp tỉnh và cấp huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử cho đội ngũ hội thẩm nhân dân. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng không chỉ nhằm nâng cao kiến thức
130
pháp luật cho hội thẩm nhân dân mà còn bảo đảm cho hoạt động xét xử của hội thẩm nhân dân có tính hiện thực.
Ngoài ra, việc tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động trong ngành Toà án cũng tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo cho công tác xét xử của Toà án các cấp đạt hiệu quả cao.
3.2.5. Về công tác thi hành án
Theo quy định của pháp luật, bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được mọi người tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh. Sau khi xét xử , bản án có hiệu lực pháp luật thì Toà án có trách nhiệm ra quyết định thi hành án HN & GĐ và theo dõi việc thực hiện các quyết định này.
Thông thường tài sản chung mà vợ chồng yêu cầu Toà án chia thường là tài sản lớn, có giá trị và thường có ở nhiều nơi khác nhau cho nên các bên đương sự thường gây khó khăn, cản trở cho các cơ quan xét xử trong quá trình giải quyết vụ án, điều đó cũng kéo theo những khó khăn trở ngại cho công tác thi hành án dân sự. Không chỉ vậy, một bộ phận cán bộ làm công tác thi hành án trong lĩnh vực này cũng chưa nghiêm túc chú trọng đến công tác của mình, cho nên việc thi hành án trong lĩnh vực này thường bị kéo dài, giải quyết không triệt để. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách đảm bảo cho việc thi hành án được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả, có chính sách đào tạo nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp thường xuyên cho các chấp hành viên, đảm bảo cho công tác thi hành án đúng thời hạn và đúng pháp luật, hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, TAND tối cao cần chỉ đạo thường xuyên TAND địa phương kịp thời ra quyết định thi hành án và theo dõi việc tổ chức thực hiện các quyết định này của các cơ quan chức năng theo đúng quy định của pháp luật.
131
3.2.6. Về công tác hợp tác quốc tế
Để đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Nhà nước ta cần tăng cường hoạt động phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức nhiều hội thảo về pháp luật HN & GĐ, nâng cao kỹ năng tranh tụng, xây dựng bản án có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài; Việc TAND tối cao chuẩn bị tốt cho các đoàn đại biểu ngành TAND sang thăm và làm việc tại tại nước ngoài nhằm trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài là một trong những việc làm cần thiết nhằm nâng cao khả năng khả năng chuyên môn của các nhà lập pháp Việt Nam; Đồng thời, phối hợp với nước bạn tổ chức các khoá đào tạo cho cán bộ ngành TAND. Có như vậy, mới nâng cao được vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
132
KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã cố gắng làm sáng tỏ những quy định của pháp luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000 về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như thực tiễn giải quyết yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở Việt Nam, và trên cơ sở yêu cầu, đề ra phương hướng hoàn thiện pháp luật HN & GĐ Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đồng thời kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Kết quả của quá trình nghiên cứu là cơ sở cho tác giả của luận văn đưa ra những kết quả chủ yếu sau đây:
1- Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một yêu cầu khách quan xuất phát từ sự phát triển chung của đời sống xã hội, từ quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế. Nó vừa chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường, từ điều kiện khách quan và ý chí chủ quan của vợ chồng, vừa chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
2- Dưới góc độ pháp lý, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trường hợp đặc biệt, nó chỉ đặt ra khi có những lý do luật định. Trong điều kiện của cơ chế thị trường, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã, đang và sẽ luôn luôn tồn tại. Song Nhà nước và pháp luật chỉ can thiệp vào việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như là một giải pháp có tính chất tạm thời nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của cá nhân trong một giới hạn nhất định. Và chính vì quyền tự do, tự định đoạt của vợ chồng dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường cho nên chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân luôn có thiên hướng
133
thái quá, tiêu cực, thậm chí có thể bị vợ, chồng lợi dụng các quy định của pháp luật nhằm lẩn tránh các nghĩa vụ về tài sản.
3- Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thực chất là việc thanh toán tài sản chung khi vợ chồng có yêu cầu độc lập về tài sản. Nó không làm chấm dứt quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng mà chỉ làm gián đoạn tạm thời quan hệ tài sản của vợ chồng đối với tài sản đem chia. Tuy nhiên, nếu chia hết tài sản chung thì đồng nghĩa với việc chấm dứt hoàn toàn quan hệ tài sản vợ, giữa vợ và chồng chỉ còn tồn tại quan hệ nhân thân đối với nhau. Và như vậy, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ dần đánh mất đi bản chất của quan hệ hôn nhân XHCN .
4- Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam không nhằm gián tiếp quy định chế định ly thân. Pháp luật Việt Nam không khuyến khích vợ chồng chia tài sản chung trong trường hợp này. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại các Toà án cũng không nhiều và chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các vụ án liên quan đến tài sản. Điều này đã thể hiện quan niệm truyền thống “ Của chồng công vợ“ của người dân Việt Nam vẫn tiếp tục được gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ.
5- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật Hôn nhân và gia đình về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở Việt Nam là đòi hỏi khách quan mang tính tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, pháp luật HN & GĐ về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nó xuất phát từ yêu cầu chính đáng của vợ, chồng, phù hợp với pháp luật và đạo đức truyền thống của con người Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội nhập của Việt Nam vào các nước trong khu vực và trên thế giới.
134
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự Pháp
2. Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan 3. Bộ luật gia đình 1996 của Nga
4. Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1995.
5. Bùi Thị Lan (2002) “ Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam“, khoá luận
tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Chử Thị Thuần (2004) “Một số vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
hiện hành“, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Quốc
gia Hà Nội.
7. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội (2002)
8. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội- 1999.
9. Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980 và 1992) – NXB chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995.
10.Hoàng Văn Tài (1996), “Tài sản chung mang thế chấp” – Báo Pháp luật số chuyên đề tháng 1/1996.
11.Insun Yn (1994) “Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII”, NXB khoa học Hà Nội.
12.Luật Đất đai, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội - 2003 13.Luật Phá sản, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội - 2004
135
14.Luật Hôn nhân và gia đình, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội - 2004 15.Nghị quyết số 01/NQ- HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán
TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
16.Nguyễn Công Khanh (1996) “Có hay không có vấn đề “ly thân“ và
“biệt sản“ “ trong Luật Hôn nhân và gia đình“, Tạp chí Tòa án số
12/1996.
17.Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
18.Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
19.Nguyễn Văn Động (2001), “Khái niệm, đặc điểm các quyền xã hội cơ
bản của công dân theo Hiến pháp năm 1992“, Lý luận chính trị số
10/2001.
20.Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số. 21.Nguyễn Hồng Hải, “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành“, Tạp
chí dân chủ và pháp luật số 8/2003
22. Nguyễn Hồng Hải, “Xác nhập quyền sở hữu đối với thu nhập của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân“, Tạp chí luật học số 2/2003, NXB Đại
học Luật Hà Nội
23.Phạm Văn Thiệu (2003), “Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi
136
24.Phan Hưng (2004) “Một số vấn đề về chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân tại địa phương thực tập“.
25.Số chuyên đề về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí dân chủ và pháp luật- Bộ Tư pháp, tháng 2/2001.
26.Tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội ngày 23/12/1959 về dự luật Hôn nhân và gia đình.
27.Toà án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết công tác năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2002 của ngành Toà án nhân
dân tối cao, Hà Nội.
28.Toà án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết công tác năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2004 của ngành Toà án nhân
dân tối cao, Hà Nội.
29.Tập bài giảng lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội- 1994.
30.Trà My (2004), “Tài sản chung để vợ đứng tên vay nợ để cho chồng trả“, Báo Công lý số 32(137)/2004.
31.Vũ Thị Phụng (1993) “Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam“, Khoa Luật- Trường Đại học tổng hợp Hà Nội, Hà Nội - 1994