Lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 71)

Xuất phát từ điều kiện kinh tế- xã hội, chính trị, đạo đức,... khác nhau, pháp luật các quốc gia trên thế giới quy định rất khác nhau về lý do cũng như các căn cứ để chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Đối chiếu với pháp luật của Pháp và Thái Lan thì thấy, lý do chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam có khác so với pháp luật của Thái Lan và Pháp.

Theo BLDS của Pháp thì có ba căn cứ phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: Do ly thân; Do tách riêng tài sản; do thay đổi chế độ tài sản trong hôn nhân ( Điều 1442, Điều 1443) [1] .

73

Khác với BLDS Pháp, Luật HN & GĐ Việt Nam không thừa nhận chế định ly thân, do đó ly thân không phải là một trong những lý do để chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Hơn nữa, trong trường hợp vợ hoặc chồng có hành vi nào đó gây phương hại đến lợi ích của bên kia thì pháp luật Việt Nam chỉ quy định bên có quyền yêu cầu Toà án ra phán quyết hạn chế năng lực hành vi dân sự của người đó, để trở thành người đại diện theo pháp luật của người đó. Mọi giao dịch lớn liên quan đến tài sản của người bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự đều phải có sự đồng ý của người đại diện (vợ hoặc chồng).

Đối chiếu với pháp luật của Thái Lan thì thấy, BLDS-TM Thái Lan quy định về vấn đề này cũng khác so với pháp luật Việt Nam: lý do để phân chia tài sản chung của vợ chồng có thể là do phải thi hành một nghĩa vụ đặt ra trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân, do bị tuyên bố phá sản; do bị tuyên bố không có năng lực hành vi.

Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng bị tuyên bố phá sản, thì chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật kể từ ngày có tuyên bố (Điều 1491) [2]

Khi một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố là không có năng lực hành vi và người kia được coi là không thích hợp để làm người chăm sóc, do đó bố mẹ của người đó hoặc một người được chỉ định làm người chăm sóc, thì người chăm sóc đó sẽ trở thành người đồng quản lý tài sản chung với người kia. Tuy nhiên, nếu không muốn đồng quản lý tài sản chung với người chăm sóc đó, thì người vợ hoặc người chồng còn lại có quyền yêu cầu chia tài sản chung (Điều 1598/17) [2 ]

Khắc phục những hạn chế của Luật HN & GĐ năm 1986, Luật HN & GĐ năm 2000 đã quy định cụ thể một số lý do chia tài sản chung của vợ

74

chồng trong thời kỳ hôn nhân, giúp Toà án có căn cứ pháp lý thống nhất khi xem xét cho chia tài sản của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng có yêu cầu. Theo khoản 1 Điều 29 Luật HN & GĐ năm 2000 có ba lý do để chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đó là: trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng; thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng; hoặc có lý do chính đáng khác.

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 71)