pháp Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được hiểu là những quyền, nghĩa vụ được Nhà nước quy định trong Hiến pháp - văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong mỗi một Nhà nước. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân, là cơ sở của mọi quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi công dân.
Cách mạng tháng Tám thành công, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính Phủ ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trước chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được
27
Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Với bản Hiến pháp này, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, những người dân nô lệ trước đây thực sự trở thành người chủ đất nước, được bảo đảm các quyền tự do dân chủ, địa vị pháp lý của công dân được xác lập gắn liền với độc lập dân tộc. Lần đầu tiên, quyền ngang nhau (có nghĩa là quyền bình đẳng) về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá của tất cả công dân Việt Nam được Hiến pháp công nhận. Và lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quyền bình đẳng nam nữ được ghi thành Hiến pháp “Đàn bà
ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện“[9,tr.10]. Trong lĩnh vực chính
trị - lĩnh vực quan trọng nhất, tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền; có quyền ứng cử vào các cơ quan đại diện Nhà nước theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu; quyền bãi miễn các đại biểu mà mình bầu ra; có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia; quyền tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh. Ngoài ra, quyền bình đẳng nam nữ; quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và đi ra nước ngoài; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thư tín; và quyền tư hữu tài sản của mọi công dân; và đặc biệt, quyền bất khả xâm phạm về thân thể được coi là quyền cơ bản nhất trong tất cả quyền con người được nhà nước non trẻ tuyên bố và đảm bảo: “Tư pháp chưa quyết
định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam“[9, tr.10].
Như vậy, Hiến pháp năm 1946 ra đời đã đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, đảm bảo quyền bình đẳng của công dân Việt Nam nói chung và đặc biệt là đảm bảo cho người phụ nữ Việt Nam có quyền bình đẳng với nam giới về mọi mặt. Từ nay, nhân dân Việt Nam đã thực sự được làm chủ đất nước, làm chủ tự nhiên xã hội và làm chủ chính bản thân mình bằng
28
Hiến pháp và pháp luật do chính họ làm ra, và từ nay, quyền bình đẳng của người phụ nữ không chỉ được ghi nhận về mặt pháp lý mà nó còn được đảm bảo thực hiện trên thực tế, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc.
Hiến pháp năm 1959 ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta có những thay đổi lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, do đó kéo theo xu hướng ngày càng mở rộng các quyền con người. Trên cơ sở kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 có bổ sung thêm một số quyền mới của công dân như: quyền khiếu nại, tố cáo đối với bất cứ cơ quan Nhà nước; quyền làm việc; quyền nghỉ ngơi; quyền học tập; quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành hoạt động văn hóa khác, quyền bình đẳng trước pháp luật. Quyền bình đẳng nam nữ không ngừng được khẳng định và ghi nhận cụ thể hơn trong của Hiến pháp. Không chỉ khẳng định quyền bình đẳng nam nữ về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình, Nhà nước còn bảo đảm cho phụ nữ công nhân, phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương; Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ; Nhà nước bảo hộ chế độ hôn nhân và gia đình [9,tr.39]
Hiến pháp năm 1980 ra đời là bản Hiến pháp XHCN được thực hiện trong phạm vi cả nước. Với bản Hiến pháp này Nhà nước ta một mặt ghi nhận lại những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo các Hiến pháp trước, mặt khác, nó nhấn mạnh nội dung làm chủ của nhân dân lao động, gắn với nội dung của các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia ký kết để mở rộng quyền tự do dân chủ của nhân dân. Ngoài ra, Hiến pháp còn quy định thêm những quyền mới của công dân như: quyền được bảo vệ sức khoẻ; quyền được tham gia quản lý các công việc của Nhà nước và xã
29
hội, quyền có nhà ở...Một trong những thành tựu quan trọng mà Hiến pháp nước ta đã giành được đó là bảo đảm khả năng thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới. Nhà nước không chỉ tạo điều kiện cho phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng trong lĩnh vực tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội, trong lĩnh vực lao động, tiền lương, nghỉ ngơi, học tập mà Nhà nước còn tạo sự bình đẳng cho phụ nữ bằng cách dành cho bà mẹ và trẻ em sự bảo hộ đặc biệt, bằng quy định người phụ nữ có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn được hưởng nguyên lương, bằng việc tăng cường xây dựng hệ thống nhà hộ sinh, nhà trẻ, mẫu giáo, tăng cường giáo dục chính sách dân số và sinh đẻ có kế hoạch [9,tr.97]
Hiến pháp năm 1992 là Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Chương V của Hiến pháp đã phản ánh nhận thức ngày càng sâu sắc về quyền con người trong quá trình đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước ta. Điều 50 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: “ Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật“. Theo đó, công dân Việt Nam có 5 nhóm quyền cơ bản: các quyền cơ bản về chính trị; các quyền cơ bản về dân sự; các quyền cơ bản về kinh tế; các quyền cơ bản về văn hoá; các quyền cơ bản về xã hội. Nguyên tắc bình đẳng nam nữ tiếp tục được củng cố “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành
vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ“[9,tr.157]. Kế
thừa các quy định của Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp mới một mặt, mở rộng quyền tự do đi lại cũng như quyền cư trú, có quyền đi ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật. Mặt khác, nó còn tiếp tục khẳng định quyền công dân trên lĩnh vực chính trị, dân sự bằng việc ghi nhận
30
quyền bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, quyền bãi miễn đối với sự tín nhiệm của cử tri.
Nếu đối chiếu với chương về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 chỉ giữ nguyên bốn điều, còn tất cả đã được bổ sửa đổi, bổ sung mới. Bên cạnh việc chú ý mở rộng các quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp năm 1992 đã cân nhắc đến tính khả thi khi xác định quyền và nghĩa vụ công dân, điều chỉnh lại nội dung của một số quyền không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại của đất nước, không có khả năng thực thi như quy định tại Hiến pháp năm 1980. Chẳng hạn, những quy định về chế độ khám chữa bệnh, học tập...không phải trả tiền, được thay bằng cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm. Quy định về quyền có việc làm được thay bằng “Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng
nhiều việc làm cho người lao động”[9,tr.154]; Quy định công dân Việt Nam
có quyền có nhà ở theo Hiến pháp năm 1980 được thay bằng quy định “Công dân có quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật. Quyền lợi của người thuê nhà và người có nhà cho thuê được bảo hộ theo pháp luật“[9,tr.156]. Địa vị pháp lý của công dân trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội đã có sửa đổi, bổ sung lớn, thể hiện đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đó là các quyền về sở hữu, về thừa kế tài sản, về tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
Như vậy, sự phát triển các quyền cơ bản nói chung, các quyền xã hội cơ bản nói riêng của công dân, gắn liền với lịch sử lập hiến nước nhà, với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và những biến đổi theo hướng tích cực của xã hội Việt Nam. Càng ngày quyền con người, quyền công dân ở nước ta càng được tôn trọng và đảm bảo thực hiện theo tư tưởng nhân đạo của chủ
31
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam là “tất cả cho con người, vì con người”[19,tr.34]
Bên cạnh việc ghi nhận các quyền cơ bản của công dân, các Hiến pháp Việt Nam cũng quy định cho công dân có các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội“Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Nhà nước đảm bảo các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình
đối với Nhà nước và xã hội” [9,tr.154]. Theo Hiến pháp năm 1946, công dân
Việt Nam chỉ có các nghĩa vụ: Bảo vệ tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp, tuân theo pháp luật; nghĩa vụ phải đi lính. Hiến pháp năm 1959 đã bổ sung thêm một số nghĩa vụ mới của công dân như: tuân theo kỷ luật lao động, trật tự công cộng và những quy tắc sinh hoạt xã hội; nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản công cộng; nghĩa vụ đóng thuế theo pháp luật. Hiến pháp năm 1980 kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1959 và quy định thêm những nghĩa vụ mới của công dân như: nghĩa vụ phải trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân; giữ gìn bí mật Nhà nước; nghĩa vụ tham gia lao động công ích theo quy định của pháp luật. Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận lại tất cả các nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 1980, có sửa đổi, bổ sung Điều 79 Hiến pháp năm 1980 quy định nghĩa vụ công dân về tôn trọng và bảo vệ tài sản XHCN bằng quy định công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.[9,tr.162]
Như vậy, cùng với thời gian, nối tiếp và hoàn thiện các Hiến pháp trước, quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam mà còn được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Địa vị pháp lý của công dân gắn liền và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước tại mỗi thời kỳ lịch sử nhất định. Nó đã phát huy truyền thống dân tộc, thể hiện mối quan hệ trách nhiệm giữa công dân với Nhà nước
32
và ngược lại giữa Nhà nước với công dân. Có như vậy mới đảm bảo xây dựng một xã hội hưng thịnh không có giai cấp, là cơ sở kinh tế - xã hội bảo đảm cho quyền bình đẳng được thể hiện một cách đầy đủ và toàn diện.