NAM NĂM 2000 VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
Theo báo cáo tổng kết hàng năm của ngành Toà án, qua thực tiễn xét xử của các Toà án trong cả nước cho thấy, các tranh chấp dân sự, HN & GĐ vẫn có chiều hướng tăng nhanh và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các loại án mà Toà án đã thụ lý giải quyết.
Theo số liệu thống kê năm 2001:
ở Toà án cấp sơ thẩm: đã giải quyết là 48.929 vụ án HN & GĐ trong tổng số 56.653 vụ phải giải quyết, đạt tỷ lệ 86,3%. So với năm 2000 số vụ án mới thụ lý tăng hơn trước là 6.567 vụ, bằng 14%. Toà án cấp huyện đã giải quyết được 46.438 vụ án trong tổng số 56.670 vụ, đạt 85,5% và chiếm 49,9% tổng số vụ án HN & GĐ đã giải quyết theo trình tự sơ thẩm trong cả nước.
ở Toà án cấp phúc thẩm: Toà án nhân dân (TAND) cấp tỉnh, đã y án sơ thẩm đối với 950 vụ án hôn nhân và gia đình, chiếm 43,3% số vụ án đã xét xử phúc thẩm; Sửa bản án sơ thẩm 86 vụ án chiếm 1,8%( 862 vụ/46.438 vụ) tổng số các vụ án các Toà án cấp huyện đã xét xử sơ thẩm; Huỷ bản án sơ thẩm 259 vụ án. Số vụ án bị huỷ một phần hoặc toàn bộ chiếm 0,5 ( 259
92
vụ/46.438 vụ); Toà phúc thẩm TAND tối cao: đã giải quyết 95 vụ án HN & GĐ trong tổng số 139 vụ án phải giải quyết, đạt tỷ lệ 68,3%; Y án sơ thẩm đối với 42 vụ án bằng 44,25%; Hủy toàn bộ hoặc một phần bản án đối với 15 vụ; Sửa bản án là 27 vụ. So với tổng số vụ án các Toà án cấp tỉnh đã xét xử sơ thẩm thì tỷ lệ án mà Toà phúc thẩm TAND tối cao sửa bản án chiếm 1,1%( 27 vụ/ 2.491 vụ) tỷ lệ huỷ bản án HN & GĐ chiếm 0,6% (15 vụ/ 2.491 vụ).
ở Cấp giám đốc thẩm: TAND cấp tỉnh đã xét xử 107 vụ/113 vụ án HN & GĐ; Toà án dân sự TAND tối cao đã xét xử 44 vụ/44 vụ có kháng nghị đạt tỷ lệ 100%; không chấp nhận kháng nghị 02 vụ; Huỷ bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm 21 vụ; Huỷ bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại là 15 vụ; Huỷ bản án phúc thẩm để giữ nguyên bản án sơ thẩm là 02 vụ; Sửa bản án phúc thẩm là 04 vụ.[27]
Theo số liệu thống kê năm 2003:
ở Toà án cấp sơ thẩm, số lượng vụ án HN & GĐ ở cấp sơ thẩm đạt tỷ lệ không nhỏ. Đã giải quyết được 49.830 vụ/57.650 vụ phải giải quyết, đạt tỷ lệ 86,3%. So với năm 2002 số án mới thụ lý tăng hơn trước là 5.987 vụ (đạt 14%), Toà án cấp huyện đã giải quyết 46.348 vụ/57.670 vụ, đạt 86,5% và chiếm 49,9% tổng số án HN & GĐ đã giải quyết theo trình tự sơ thẩm trong cả nước.
ở Toà án cấp phúc thẩm: Toà án cấp tỉnh: đã y án sơ thẩm đối với 950 vụ án HN & GĐ, chiếm 43,3% trong tổng số các vụ án đã xét xử phúc thẩm; Sửa bản án sơ thẩm là 862 vụ án; Huỷ bản án sơ thẩm 259 vụ án. So với tổng số các vụ án của Toà án cấp huyện đã xét xử sơ thẩm thì số vụ án HN & GĐ bị sửa chiếm 1,8%( 862 vụ/49.930 vụ); Số vụ án bị hủy một phần hoặc toàn bộ chiếm 0.5%( 359 vụ/49.930 vụ); Toà phúc thẩm TAND tối cao: đã giải quyết 95 vụ án HN & GĐ trong tổng số 139 vụ án phải giải quyết, đạt tỷ lệ 68,3%; Xét xử y án sơ thẩm đối với 42 vụ án, chiếm 44,2%; Huỷ toàn bộ
93
hoặc một phần bản án đối với 15 vụ, sửa bản án là 27 vụ. So với tổng số vụ án các Toà án cấp tỉnh đã xét xử sơ thẩm thì tỷ lệ sửa bản án HN & GĐ của Toà phúc thẩm TAND tối cao là 27 vụ/2.491 vụ, chiếm 1,1%.
Cấp giám đốc thẩm: TAND cấp tỉnh: đã xét xử 107 vụ/113 vụ án HN & GĐ có kháng nghị; Toà dân sự TAND tối cao đã xét xử được 44 vụ án trong tổng số 44 vụ HN & GĐ có kháng nghị đạt tỷ lệ 100%; không chấp nhận kháng nghị 02 vụ, huỷ bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm 21 vụ, huỷ bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại là 15 vụ, huỷ bản án phúc thẩm để giữ nguyên bản án sơ thẩm là 02 vụ, sửa bản án phúc thẩm là 04 vụ.[28]
Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử cho thấy, số vụ án về HN & GĐ tương đối nhiều, trong khi đó các yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như việc giải quyết yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở Toà án thường lại rất ít. Việc vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình là một số vụ án yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Bến Tre [24]
Chẳng hạn, vụ án thụ lý số 04/HNGĐ tháng 02 năm 1998 của TAND
huyện Hương Khê- tỉnh Hà Tĩnh về việc giải quyết yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng giữa nguyên đơn ông Nguyễn Thành Long và bị đơn bà Trần Thị Lưu ở xã Hoà Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Nội dung vụ án như sau: Ông Nguyễn Thành Long và bà Trần Thị Lưu kết hôn và chung sống bình thường với nhau cho tới khi hai người về nghỉ hưu. Sau khi về nghỉ hưu một thời gian, trong cuộc sống hàng ngày vợ chồng thường xuyên có những bất đồng trong quan điểm sống dẫn đến mẫu thuẫn vợ chồng, tình cảm vợ chồng không còn và hạnh phúc gia đình dần dần bị rạn nứt. Mặc dù bà Lưu cũng đã nhiều lần muốn ly hôn với ông Long nhưng vì con cái khuyên can, sợ
94
ảnh hưởng đến danh dự của bản thân và vì danh dự của con cái nên bà không ly hôn nữa mà bỏ vào Nam sống cùng với con trai ở tỉnh Lâm Đồng. Đến năm 1998 bà Lưu trở về quê yêu cầu ông Long phải ly hôn, còn nếu ông Long không thuận tình ly hôn thì phải chia tài sản chung của vợ chồng để bà vào ở hẳn với con trai ở Lâm Đồng. Do hai người không thể tự thoả thuận được về việc chia tài sản chung của vợ chồng nên ông Long đã làm đơn yêu cầu Toà án huyện Hương Khê- tỉnh Hà Tĩnh giải quyết.
Không chỉ do nguyên nhân có mâu thuẫn, bất đồng về tình cảm, tâm sinh lý giữa vợ và chồng mà vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, có những cặp vợ chồng đã kết hôn và chung sống hạnh phúc với nhau trong một thời gian dài, đã có cháu nội, cháu ngoại, nhưng khi về già, tuổi tác cũng đã cao sống cùng nhau lại nảy sinh mâu thuẫn gay gắt. Trong cách cư xử hàng ngày, vợ chồng không những không chịu nhường nhịn, giúp đỡ nhau mà thậm chí có những lời nói xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhau khiến một hoặc cả hai bên không thể chịu đựng nổi nhau. Song vì không muốn con cháu buồn phiền nên vợ chồng đã không xin ly hôn nhau mà chỉ muốn chia tài sản chung của vợ chồng để ra ở riêng. Chẳng hạn, vụ án giữa nguyên đơn ông Trần Văn Hưu ( 67 tuổi) và bị đơn bà Trần Thị Lành (53 tuổi) ở xã Hương Lâm - huyện Hương Khê - tỉnh Hà Tĩnh. Do khi về già ông Hưu sức khoẻ đã yếu không làm được việc gì, lại thường xuyên đau ốm. Mọi gánh nặng trong gia đình từ công việc đồng áng, chăm sóc và thuốc men cho ông Hưu đều dồn lên vai bà Lành. Do sức ép của cuộc sống, chịu đựng không nổi nên nhiều lần bà Lành đã có những lời lẽ miệt thị, cay độc đối với chồng. Không thể chịu đựng được tính cách của vợ, ông Hưu đã quyết định ngăn đôi căn nhà và nấu ăn riêng. Nhưng vì tuổi già sức yếu không thể lao động được, lại phải cần tiền thuốc men điều trị bệnh tật nên ông Hưu đã yều cầu Toà án
95
chia mảnh vườn mà ông và bà Lành đang sống để bán lấy tiền lo thuốc thang và đảm bảo cuộc sống.
Ngoài ra, có một số trường hợp do một bên vợ hoặc chồng có hành vi phá tán tài sản chung của gia đình, mặc dù vợ hoặc chồng đã nhắc nhở nhiều lần song người vợ, chồng vẫn không sửa chữa, liên tục làm tổn hại đến tài sản của gia đình. Vì vậy, vợ hoặc chồng buộc phải yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền lợi về tài sản của mình và ổn định cuộc sống. Ví dụ, Vụ án giữa chị Vũ Thị Hà và anh Nguyễn Đình Giang. Nguyên nhân là do anh Giang thường xuyên đánh cờ bạc và cá độ bóng đá, mỗi lần thua hết tiền lại về nhà lấy các vật dụng có giá trị trong gia đình đem đi cắm. Mặc dù gia đình và cả chính quyền địa phương đã nhiều lần khuyên can và nhắc nhở nhưng anh Giang vẫn chứng nào tật ấy không chịu sửa chữa, tiếp tục lấy các tài sản có trong gia đình đem đi bán lấy tiền đánh bạc và cá độ bóng đá. Không chịu đựng nổi hành vi phá tán tài sản gia đình của người chồng, chị Hà buộc phải yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng để chị ổn định cuộc sống, nuôi dạy con cái.
Cũng có những trường hợp vợ chồng không tin tưởng nhau trong việc quản lý cũng như định đoạt tài sản chung của vợ chồng dẫn đến một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Điển hình là vụ án giữa nguyên đơn bà Của và bị đơn Ông Đội ở thị xã Bến Tre- tỉnh Bến Tre. Năm 1995, ông Đội và bà Của kết hôn với nhau. Năm 1996 hai ông bà phát sinh mâu thuẫn do ông Đội trúng vé số và tự định đoạt tiền trúng số. Vì vậy, đầu năm 1997, bà Của có đơn xin chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại, không yêu cầu ly hôn. Về tài sản: ông bà thống nhất có 01 căn nhà tại thị xã Bến Tre và một số tài sản khác có giá trị 30.706.332 đồng. Ông Đội khai tài sản vợ chồng còn có 01 xe Dream, 01 xe Cup 50 do ông mua, giá trị 02 xe là 50.000.000 đồng. Số tiền trúng số
96
450.000.000 đồng ông đã chi tiêu hiện còn 40.000.000 đồng. Bà Của khai đã bán xe Dream 16.000.000 đồng, cup 50 đã gán nợ, số tiền trúng số ông Đội còn 400.000.000 đồng, bà yêu cầu đưa vào để chia. Tại bản án sơ thẩm số 13/DSST ngày 16/03/1998 TAND thị xã Bến Tre đã quyết định phân chia tài sản chung của ông bà như sau: Bà Của nhận: 01 căn nhà tại thị xã Bến Tre (trừ phần gác gỗ của anh Ân) và các tài sản có trong nhà hiện bà đang quản lý. Ngoài ra, bà được chia ba loại tài sản đã bán gồm: 01 bộ sa lông, 01 xe Dream và 01 xe cup 50 và 3.200 m2 đất. Ông Đội được nhận 222.662.389 đồng ông đang quản lý và ông phải giao lại cho bà Của 127.337.000 đồng. Ngày 27/03/1998 ông Đội có đơn kháng cáo, ông khai tiền trúng thưởng số còn 250.000.000 đồng, đất 3.200 m2 là đất hương hoả của gia đình, ông không đồng ý chia.
Thực tế đã có trường hợp vợ chồng yêu cầu Toà án giải quyết việc thuận tình ly hôn trong đó vợ chồng thoả thuận để lại tài sản cho các con, nhưng sau đó một bên chết trước, do mâu thuẫn với con cái, bên còn sống yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền lợi của mình. Điển hình là vụ án thụ lý số 135/LHST ngày 12/12/2003 của TAND quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, giữa nguyên đơn bà Trần Thị Biềng sinh năm 1933, trú tại 142 Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội và bị đơn anh Vũ Trọng Thuỷ sinh năm 1960, trú tại 223 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bà Biềng trình bày: Năm 1960 bà và ông Vũ Văn Huân đã giải quyết việc ly hôn tại TAND thành phố Hà Nội. Toà án đã quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn giữa bà và ông Huân, trong bản án có tuyên về 1/3 nhà 224 Phố Huế. Quá trình chung sống bà và ông Huân có hai con chung là Vũ Thị Hạnh và anh Vũ Trọng Thuỷ, ngoài ra không ai có con nuôi hay con riêng nào trước đó. Năm 1965 bà và ông Huân có thoả thuận để ông Huân được quyền sử dụng1/3 nhà 224 Phố Huế nhưng không được bán. Năm 1979 bà đã cho anh Thuỷ về ở
97
cùng ông Huân. Quá trình anh Thuỷ và ông Huân ở đây đã xảy ra nhiều tranh chấp, Toà án các cấp đã giải quyết nhiều lần, bản thân bà đã phải đi theo kiện để giữ phần nhà này. Bản án cuối cùng đã quyết định là bản án số 34/UBTP – DS của TAND tối cao ngày 3/7/1995 đã tuyên phân chia nhà. Sau đó gia đình bà và gia đình ông Tân (anh trai ông Huân) đã tự nguyện thi hành án phần chia theo đúng quyết định của bản án. Sau khi phân chia xong, ông Huân và anh Thuỷ đã ở đó cho đến nay. Quá trình anh Thủy ở đây có sửa sang, lát nền…vì nếu không sửa thì không ở được. Trước đây một phần nhà có diện tích là 16m2 thuộc quyền sở hữu của bà và ông Huân có cho bà Nguyễn Thị Tám ở thuê, năm 1993 chị Hạnh có bỏ ra 1,5 lạng vàng trả cho bà Tám để bà Tám trả lại nhà cho bà và ông Huân. Năm 1998 bà có đứng ra làm đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở dụng đất ở phần diện tích thuộc quyền sở hữu của bà và ông Huân. Chị Hạnh và anh Thuỷ đã khiếu nại, Sở Địa chính đã điều tra xác minh và yêu cầu bà làm xác nhận về việc không có yêu cầu chia thừa kế của các con, bà Biềng đã làm và được Sở Địa chính chấp nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở đứng tên bà và ông Vũ Văn Huân (đã chết năm 1999). Bà Biềng đã gặp anh Thuỷ và chị Hạnh để giải quyết về ngôi nhà này nhưng chị Hạnh và anh Thuỷ không đồng ý mà lại nói bản án ly hôn đã giải quyết về nhà. Nay bà Biềng xác định nhà này là tài sản chung của bà và ông Huân, bà yêu cầu Toà án chia theo pháp luật bằng hiện vật để bà có chỗ ở. Hiện nay bà đang ở tại 142 Phố Khâm Thiên là nhà thuê của Nhà nước diện tích 9m2
và có 4 người hiện đang ở tại đây rất chật.
Bị đơn anh Vũ Trọng Thuỷ trình bày: theo quyết định của bản án số 587/ ngày 26/12/1960, Toà án đã quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn giữa bà Trần Thị Biềng và ông Vũ Văn Huân (bố mẹ anh). Về nhà: 1/3 nhà 224 Phố Huế để cho các con. Sau đó gia đình anh có tranh chấp với gia đình
98
ông Vũ Văn Tân, Toà án đã giải quyết nhiều lần và hai gia đình đã tự nguyện thi hành án xong, anh và ông Huân ở lại đây, sau khi ông Huân mất thì anh cùng vợ là chị Nguyễn Thị Hà và con ở tại đây cho đến nay. Từ năm 1995 anh có bỏ tiền ra sửa chữa lại nhà nhưng không đáng kể. Trước khi bố anh mất, bà Biềng đã đứng ra kê khai giấy tờ nhà đất và có nói là kê khai đứng tên anh và chị Hạnh. Sau khi được cấp giấy lại thấy ghi tên bố, mẹ anh. Anh và chị Hạnh có làm đơn khiếu nại đến Sở Địa chính nhưng họ trả lời không rõ