Quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 63)

Theo quy định tại Điều 29 Luật HN & GĐ năm 2000 thì vợ, chồng là chủ thể duy nhất có quyền thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án giải quyết yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Ngoài ra, không ai có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Xuất phát từ quyền sở hữu được ghi nhận trong Hiến pháp và BLDS, vợ chồng có quyền thoả thuận với nhau về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Luật HN & GĐ 2000 chỉ quy định trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung khi hôn nhân tồn tại, do đó có thể hiểu vợ chồng có quyền thoả thuận chia một phần hoặc chia toàn bộ tài sản chung. Vợ chồng cũng có quyền thoả thuận chia một lần hoặc chia nhiều lần tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Quy định này đã thể hiện quan điểm tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ chồng, tạo hành lang pháp lý cho vợ chồng tự lựa chọn cách định đoạt tài sản phù hợp với ý chí và phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết. Toà án chỉ can thiệp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trong trường hợp vợ chồng không thể thoả thuận được với nhau và có yêu cầu Toà án giải quyết.

Đối chiếu với BLGĐ 1996 của Nga và BLDS - TM Thái Lan thì thấy, pháp luật của Nga và Thái Lan giống với Luật HN & GĐ Việt Nam ở chỗ là đều thừa nhận vợ, chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ

65

hôn nhân. Tuy nhiên, phạm vi chủ thể có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật của Nga rộng hơn so với pháp luật Việt Nam. Nó không chỉ bao gồm một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu mà chủ nợ riêng của một bên vợ (chồng) cũng có quyền nộp đơn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng để buộc vợ hoặc chồng phải trả nợ (khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 38) [3]. Còn theo quy định của Luật HN & GĐ Việt Nam phạm vi chủ thể có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là hạn chế, chỉ có thể là một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. Không chỉ vậy, BLGĐ 1996 của Nga còn quy định hạn chế quyền yêu cầu của vợ chồng đối với các đồ đạc được mua để phục vụ nhu cầu của con chưa thành niên như đồ dùng phục vụ học tập, nhạc cụ, đồ dùng thể thao... không được chia, số đồ đạc này được chuyển (không tính bồi thường) cho bên nào sống chung với con (khoản 4 Điều 38) [3]. Còn theo pháp luật Việt Nam, vợ chồng có quyền thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung nếu đã xác định tài sản đó thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng.

Khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật Thái Lan chỉ thừa nhận vợ, chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong một lần duy nhất, khi tiến hành phân chia tài sản chung, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng vẫn còn tồn tại, tuy nhiên chế độ tài sản chung của vợ chồng chấm dứt hoàn toàn, do đó nếu hai vợ chồng không phân chia tài sản chung thì hoa lợi thu được từ tài sản riêng sẽ được xem là tài sản chung, nhưng khi đã phân chia tài sản chung thì lại trở thành tài sản riêng (Điều 1474) [2]. Còn theo Luật HN & GĐ Việt Nam, sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì chế độ tài sản chung của vợ chồng vẫn còn tồn tại đối với phần tài sản không chia (trường hợp vợ chồng chia một phần tài sản chung) và những tài sản phát sinh sau đó, nó không chấm dứt hoàn toàn chế độ tài sản chung của vợ chồng.

66

Điều này cũng có nghĩa là, pháp luật Việt Nam thừa nhận vợ, chồng có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong nhiều lần khác nhau mà không bị hạn chế như pháp luật của Thái Lan.

2.1.3. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Theo Luật HN & GĐ Việt Nam năm 1986, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại phải do Toà án xem xét, quyết định và việc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp này là dựa vào các nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn để giải quyết. BLGĐ 1996 của Nga cũng quy định rõ nguyên tắc để Toà án áp dụng phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân “... khi tiến hành phân chia Toà án sẽ dựa vào các nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ

chồng khi ly hôn để giải quyết “ (khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 38) [3 ].

BLDS Pháp cũng quy định rõ nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được áp dụng giống như các nguyên tắc mà toà án áp dụng phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn (Điều 1467)[1].

Tuy nhiên, Luật HN & GĐ Việt Nam năm 2000 chưa quy định nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trong thực tiễn giải quyết các yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, trong khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể Toà án vẫn áp dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật HN & GĐ năm 2000 để giải quyết. Theo đó, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân dựa trên những nguyên tắc sau đây:

* Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có

67

mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập

Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi. Nhưng để đảm bảo việc chia tài sản chung của vợ chồng được công bằng và hợp lý, trước khi chia Toà án cần xem xét một cách toàn diện tình hình tài sản chung của vợ chồng trong đó, cần xác định cụ thể tài sản chung của vợ chồng bao gồm những loại tài sản nào, giá trị của từng loại tài sản, nguồn gốc tài sản, tình trạng tài sản để từ đó xác định những tài sản nào có thể tách ra để chia, những tài sản nào không thể tách ra để chia, những tài sản nào có thể chia bằng hiện vật. Việc xem xét điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của vợ chồng cũng nhu cầu của mỗi bên đối với tài sản được chia là một việc làm cần thiết đảm bảo cho quyết định chia tài sản chung của vợ chồng của Toà án phù hợp và thoả đáng hơn.

Chẳng hạn, nếu do mâu thuẫn mà vợ, chồng yêu cầu Toà án chia tài

sản chung của vợ chồng là ngôi nhà để ra ở riêng thì Toà án cần phải xem xét điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng bên và tình trạng của ngôi nhà đó. Nếu hai bên đều có nhu cầu sử dụng nhà để ở thì Toà án phải xem xét tình trạng ngôi nhà đó có thể chia được hay không, nếu việc chia ngôi nhà đó không đảm bảo giá trị sử dụng của ngôi nhà thì Toà án phải căn cứ vào tình hình kinh tế của các bên, bên có nhu cầu sử dụng nhà thì phải thanh toán cho bên kia giá trị chênh lệch mà họ được hưởng sau khi chia.

Ngoài ra, việc xem xét công sức đóng góp của mỗi bên vào khối tài sản chung cũng có ý nghĩa quan trọng trước khi quyết định chia tài sản chung của vợ chồng. Lao động của vợ chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Căn cứ vào thời gian chung sống, công sức trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Toà án xác định công sức của vợ, chồng đối với khối tài sản chung là nhiều hay ít, xác định giá trị công sức được tính

68

bằng tiền là bao nhiêu. Toà án cần xem xét một cách toàn diện cả về phần công sức, cả về tình hình tài sản, tình trạng cụ thể của gia đình, tránh tình trạng quá nhấn mạnh công sức của một bên, hiểu không đúng công sức mà chia tài sản chưa hợp lý. Mặc dù đến nay chưa có quan điểm thống nhất về

Công sức đóng góp“ nhưng qua thực tiễn xét xử tại Toà án cho thấy, công

sức đóng góp của vợ, chồng trong trường hợp này có thể được xem xét qua tinh thần, thái độ lao động, ý thức của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Vợ, chồng có công sức ngang nhau thì được chia tài sản bằng nhau, nhưng nếu xét thấy một bên vợ chồng không có ý thức lao động, tiêu sài hoang phí tiền bạc, cờ bạc, rượu chè dẫn đến phá tán tài sản thì Toà án có thể chia cho họ ít tài sản hơn bên kia.

* Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

Sau khi chia tài sản chung, người phụ nữ và con chưa thành niên (chưa phát triển đầy đủ về mặt vật chất cũng như tinh thần) hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thường phải chịu áp lực tinh thần lớn hơn so với nam giới, do đó việc tổ chức lại cuộc sống cũng như việc tiếp tục duy trì cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc quy định nguyên tắc này khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là cần thiết nhằm bảo đảm quyền lợi của những người này và giúp họ ổn định lại cuộc sống, và thể hiện tính nhân đạo của Luật HN & GĐ Việt Nam XHCN.

* Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập

Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng giúp cho Toà án xác định rõ giá trị, công dụng của tài sản, tránh tình trạng chia tài sản cho người không có

69

nhu cầu trực tiếp sử dụng, còn người có nhu cầu sử dụng tài sản thì lại không được chia, mà còn tạo sự ổn định về đời sống cho mỗi bên cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, nghề nghiệp của mỗi bên, tạo điều kiện cho họ tạo ra thu nhập, duy trì cuộc sống.

* Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch

Nguyên tắc này cho phép Toà án tự chủ hơn trong việc chia tài sản chung của vợ chồng, giúp cho việc giải quyết yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng ở Toà án được nhanh chóng và thuận lợi. Toà án cần phải xem xét một cách toàn diện nhu cầu cũng như khả năng cụ thể của từng bên để quyết định chia bằng hiện vật cho một bên và chia cho bên kia nhận bằng tiền.

Bên cạnh việc chia tài sản chung của vợ chồng thì vấn đề thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng theo yêu cầu của đương sự như các khoản nợ chung, các nghĩa vụ tài sản cũng được đặt ra để giải quyết: “Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận;

nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết“[14, tr.51]. Nguyên

tắc này thể hiện sự tôn trọng, đảm bảo quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng, khuyến khích vợ chồng tự giải quyết việc phân chia nghĩa vụ chung về tài sản. Việc ai là người phải thanh toán nghĩa vụ, mỗi người phải thanh toán cụ thể là bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện, thoả thuận của vợ và chồng. Trong trường hợp vợ chồng không thể tự thoả thuận được với nhau về nghĩa vụ thanh toán tài sản chung của vợ chồng thì Toà án mới giải quyết.

Ngoài các nguyên tắc nêu trên, thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong các trường hợp như: vợ, chồng sống chung với gia đình mà có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng; có trường

70

hợp chồng yêu cầu chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng; cũng có những trường hợp vợ chồng yêu cầu chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng; và việc giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên. Trong các trường hợp này thì Toà án sẽ dựa trên các nguyên tắc nào để giải quyết theo yêu cầu của đương sự? Nếu khẳng định ly hôn là quyền của vợ chồng thì yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng là một quyền chính đáng của vợ chồng. Luật HN & GĐ năm 2000 đã quy định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn đối với những trường hợp trên tại các Điều 96, Điều 97, Điều 98 và Điều 99. Tuy nhiên, Luật không có quy định nào điều chỉnh yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân về các vấn đề trên. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho Toà án trong việc giải quyết các yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân liên quan đến các vấn đề nêu trên. Trong khi chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này thì có thể vận dụng tương tự các Điều 96, Điều 97, Điều 98 và Điều 99 Luật HN & GĐ năm 2000 để giải quyết. Cụ thể như sau:

* Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà có yêu cầu

chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, thì cần phân biệt hai trường hợp

như sau: Nếu phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được, thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình, căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình; nếu không thoả thuận được, thì yêu cầu Toà án giải quyết. Nếu phần tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần, thì khi vợ chồng có yêu cầu chia tài sản, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia [17, tr.51,52].

71

* Trường hợp vợ, chồng yêu cầu chia quyền sử dụng đất chung của vợ

chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nếu chia tài sản chung mà vợ chồng đang

chung sống hoặc không chung sống với gia đình của một bên thì tuỳ từng loại đất khác nhau mà việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng được thực hiện như sau: Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi chia tài sản chung vẫn thuộc về bên đó; Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp để sử dụng đất, thì được chia theo thoả thuận của hai bên; nếu không thoả thuận được thì

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 63)