với tài sản.
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Luật dân sự xác nhận những giá trị nhân thân được coi là quyền nhân thân và đưa ra các biện pháp bảo vệ các giá trị nhân thân đó. Mỗi chủ thể đều có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản của cá nhân được quy định tại mục 2 Chương II phần thứ nhất BLDS từ Điều 28 đến Điều 47. Theo đó, cá nhân có các quyền sau: quyền đối với họ, tên; quyền thay đổi họ, tên; quyền xác định dân tộc; quyền đối với hình ảnh; quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền đối với bí mật đời tư ; quyền kết hôn; quyền bình đẳng của vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyền nhận, không nhận cha, mẹ cho con; quyền được nuôi con nuôi; quyền đối với quốc tịch; quyền được bảo đảm an toàn về chỗ ở; quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, cư trú; quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền tự do sáng tạo[4,tr.19-27]. Khi quyền nhân thân bị xâm phạm thì chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng, yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu Toà án buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần [4,tr19].
Không chỉ có quyền nhân thân không gắn liền với tài sản, cá nhân còn có các quyền nhân thân gắn với tài sản, đó là những giá trị nhân thân được
34
xác lập làm phát sinh các quyền tài sản như: Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bao gồm: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá...) [4, tr.327-369]