Về luật nội dung

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 114)

Bên cạnh các nội dung đã được quy định trong Luật HN & GĐ năm 2000 về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (quyền yêu cầu chia tài sản chung, lý do chia tài sản chung, phương thức chia tài sản chung, hậu quả của việc chia tài sản chung), các nhà làm luật Việt Nam cần bổ sung, hoàn thiện một số quy định về nội dung như sau:

Thứ nhất, cần quy định mở rộng phạm vi chủ thể có quyền yêu cầu

Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà không chỉ dừng lại ở chủ thể là vợ, chồng. Bởi vì, nếu chỉ quy định vợ, chồng có quyền tự thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời

116

kỳ hôn nhân sẽ làm hạn chế và không bảo đảm quyền lợi cho người thứ ba. Cụ thể là, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi phá sản doanh nghiệp tư nhân. Theo Luật Phá sản được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/06/2004 thì về nguyên tắc, phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân lâm vào tình trạng phá sản nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng dù đưa hay không đưa vào kinh doanh đều được xác định là tài sản của doanh nghiệp và được dùng để thanh toán nợ. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân đó được chia theo quy định của BLDS và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, theo Điều 29 Luật HN & GĐ năm 2000 thì việc phân chia tài sản chung của vợ chồng chỉ được thực hiện khi có thoả thuận của vợ chồng; nếu vợ chồng không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án chia. Như vậy, quyền thoả thuận hoặc yêu cầu chia tài sản hay không chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp phá sản doanh nghiệp tư nhân phụ thuộc vào ý chí của vợ, chồng chủ doanh nghiệp tư nhân. Ngoài vợ, chồng ra thì không ai có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng khi có lý do chính đáng. Thực tế đã xảy ra trường hợp vợ, chồng cố ý không chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với người thứ ba thì sẽ giải quyết như thế nào?

Chẳng hạn, trong trường hợp phá sản doanh nghiệp tư nhân, tài sản của doanh

nghiệp tư nhân không đủ để thanh toán các khoản nợ mà vợ chồng chủ doanh nghiệp tư nhân này vì muốn trốn tránh nghĩa vụ về tài sản nên đã không tự thoả thuận chia và cũng không yêu cầu Toà án chia tài sản chung thì không ai khác có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng đó. Vì vậy, trong thực tiễn xét xử Toà án sẽ không có căn cứ pháp lý để tiến hành xác định, kê biên, định giá tài sản của vợ chồng doanh nghiệp tư nhân và phân chia tài sản. Và vì vậy, Toà án cũng không thể xác định được giá trị tài sản của chủ doanh

117

nghiệp tư nhân trong khối tài sản chung của vợ chồng để có thể thanh toán cho các chủ nợ. Đây chính là một kẽ hở của Luật HN & GĐ năm 2000 và Luật Phá sản doanh nghiệp, có thể bị các chủ doanh nghiệp tư nhân lợi dụng

để “ xù nợ“ một cách hợp pháp, gây thiệt hại cho các chủ nợ [23, tr.15]. Hơn

nữa, mặc dù Luật phá sản có quy định chi tiết hơn trường hợp chủ doanh nghiệp có tài sản thuộc sở hữu chung, thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân đó được chia theo quy định của BLDS và các quy định khác của pháp luật, nhưng nội dung “chia theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định

khác của pháp luật“ cũng chưa thật rõ ràng. Mặc dù Luật HN & GĐ năm

2000 quy định quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thuộc về vợ, chồng. Tuy nhiên, Điều 11 Nghị định 70/2001/NĐ - CP quy định: theo yêu cầu của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sau đây bị Toà án tuyên bố là vô hiệu: Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo quy định của pháp luật; Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; Nghĩa vụ thanh toán khi bị Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp; Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà nước; Nghĩa vụ trả nợ người khác; Các nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật. Quy định này là không thống nhất với Luật. Để đảm bảo quyền lợi cho người thứ ba tham gia quan hệ có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng pháp luật HN & GĐ cũng cần mở rộng thêm phạm vi chủ thể có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng là những người khác nữa. Cụ thể là cần thiết phải bổ sung vào hai Đạo luật này quy định cho những người khác có quyền yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng theo hướng sau đây:

“ 1. Khi hôn nhân còn tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh

doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận bằng văn bản về việc chia tài sản chung hoặc

118

yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp này cũng có thể được phân chia theo quy định của pháp luật;

2. Mọi trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh

thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật chấp nhận.

Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn tồn tại không chỉ khẳng định quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với khối tài sản chung của vợ chồng mà còn phải đảm bảo quyền lợi cho những người có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, việc bổ sung quy định này là cần thiết, nó không những đảm bảo quyền lợi cho những người có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mà còn tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho Toà án trong trường hợp có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để thanh toán nghiã vụ về tài sản.

Thứ hai, Luật HN & GĐ quy định cho vợ chồng có quyền yêu cầu chia

một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là không phù hợp với thực tế, nhất là trong trường hợp vợ chồng thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án chia hết tài sản chung. Bởi vì, sau khi chia hết tài sản chung, về mặt pháp lý quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại (về mặt nhân thân) vợ chồng vẫn phải có trách nhiệm đối với gia đình. Vậy, nếu chia hết tài sản chung rồi mà sau đó không còn có tài sản chung nào khác thì đời sống gia đình sẽ được đảm bảo như thế nào? Ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm thanh toán những chi tiêu trong gia đình và nuôi dạy con cái và lấy gì để đảm bảo thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình? Quy định này đã thể hiện không đầy đủ, thiếu chặt chẽ và logic.

Về điểm này, Điều 1493 BLDS-TM Thái Lan có quy định rõ trách nhiệm của vợ chồng trong việc đáp ứng các nhu cầu chi tiêu trong gia đình như sau: Sau khi chia tài sản chung, hai vợ chồng đều có trách nhiệm thanh

119

toán những chi tiêu của gia đình theo tỷ lệ tương ứng với tài sản riêng. Đây là một quy định tiến bộ và phù hợp cần học tập. Vì vậy, theo tôi có thể bổ sung thêm một điểm nữa vào sau Điều 29 Luật HN & GĐ năm 2000 như sau:

“3. Vợ chồng có trách nhiệm thanh toán đảm bảo cho các nhu cầu

chung của gia đình sau khi chia theo tỷ lệ tương ứng với tài sản riêng của mỗi

người.

Và bổ sung thêm một điểm nữa vào khoản 1 Điều 6 Nghị định 70/2001/NĐ - CP như sau:

e, Trách nhiệm của vợ chồng đảm bảo thanh toán cho các nhu cầu

chung của gia đình sau khi chia tài sản chung.

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP xác định: Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. Như vậy, quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP là chưa đầy đủ, chưa hợp lý và chưa chính xác. Vì vậy, cần quy định cụ thể hơn về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo hướng sau đây:

- Những tài sản mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung do

được thừa kế chung, được tặng cho chung là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp người để lại tài sản thừa kế, người tặng cho tài sản đã có sự phân định rõ phần quyền của mỗi bên vợ, chồng trong khối tài sản đó;

- Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu

nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác;

120

- Việc niêm yết hoặc công bố công khai về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tại nơi vợ chồng cư trú là bắt buộc để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba giao dịch với vợ, chồng.

Thứ ba, việc xác định giá trị cụ thể của tài sản tại thời điểm nào để chia

cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi vì, quá trình Toà án thụ lý và giải quyết vụ án phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng. Trong khoảng thời gian đó, tình trạng tài sản chung của vợ chồng sẽ có nhiều biến động (hoặc tăng hoặc giảm giá trị). Trong trường hợp này, Toà án cần xác định rõ phạm vi yêu cầu và thời điểm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể là: Toà án phải căn cứ vào yêu cầu cụ thể của vợ chồng hoặc của những người có quyền, lợi ích hợp pháp có liên quan, để trên cơ sở đó, Toà án xem xét (số lượng, giá trị cụ thể của từng tài sản), nếu các đương sự thoả thuận được về giá trị của tài sản tại thời điểm thoả thuận hoặc nếu các đương sự không thoả thuận được về giá trị của tài sản và có yêu cầu Toà án định giá để chia thì Toà án căn cứ vào giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm định giá để chia. Vấn đề này tôi kiến nghị pháp luật HN & GĐ cần có quy định cụ thể.

Thứ tư, Điều 29 Luật HN & GĐ năm 2000 và Điều 11 Nghị định

70/2001/NĐ- CP có quy định về quyền yêu cầu Toà án tuyên bố việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là vô hiệu của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc chia tài sản chung đó nếu việc chia tài sản chung của vợ chồng vi phạm các điều kiện quy định tại Điều 29 Luật HN & GĐ, nhưng lại không quy định về hậu quả pháp lý của việc Toà án tuyên bố vô hiệu này. Vì vậy, để hoàn thiện quy định này, tôi kiến nghị bổ sung thêm như sau:

121

Chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ được khôi phục lại như tình

trạng ban đầu nếu thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ

hôn nhân bị Toà án tuyên bố vô hiệu“.

Thứ năm, Luật HN & GĐ năm 2000 không quy định về nguyên tắc

chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nhìn chung, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân căn cứ vào yêu cầu của đương sự, nó không có đặc thù riêng cho nên có thể vận dụng tương tự theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn. Tuy nhiên, nếu áp dụng nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn thì không phù hợp. Bởi vì, xét về tính chất, căn cứ và mục đích thì ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt hoàn toàn quan hệ vợ chồng trước pháp luật (chấm dứt quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản), còn chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, quan hệ nhân thân không hề thay đổi, chỉ có quan hệ tài sản hoặc thay đổi một phần (trường hợp chia một phần tài sản chung) hoặc chấm dứt quan hệ tài sản (trường hợp chia hết tài sản chung). Căn cứ cho ly hôn là xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được còn, chia tài sản chung của vợ chồng chỉ đặt ra khi có những lý do luật định. Mục đích của ly hôn là nhằm giải phóng vợ, chồng còn mục đích của việc chia tài sản chung của vợ chồng là nhằm giải toả những xung đột tạm thời trong đời sống chung của vợ chồng, nhằm đáp ứng nhu cầu được độc lập về tài sản của vợ, chồng. Vì vậy, việc quy định cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một việc làm cần thiết và ngay tức khắc. Nó không chỉ tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc giúp cho Toà án có căn cứ giải quyết đúng đắn vụ án, mà nó còn nhằm hạn chế sự tuỳ tiện, chủ quan của các thẩm phán khi giải quyết các vụ án này.

122

Đồng thời, cần bổ sung cụ thể nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và trong các trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà mà có yêu cầu chia tài sản chung; vợ, chồng yêu cầu chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng; vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản chung với hộ gia đình; đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở; quyền sử dụng đất đối với các loại đất khác; Về việc đảm bảo quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình và không tiếp tục sống chung với gia đình; việc giải quyết quyền lợi của vợ chồng khi vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên.

Thứ sáu, Điều 29 Luật HN & GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn

không giải thích rõ thế nào là “ lý do chính đáng khác“. Do đó dễ dẫn đến việc hiểu không thống nhất, việc áp dụng không chính xác các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, cần sớm bổ sung các văn bản hướng dẫn Luật HN & GĐ trong đó cần giải thích rõ thế nào là “có lý do chính đáng khác“. Hoặc có thể quy định các tiêu chí cụ thể xác định là có lý do chính đáng khác để Toà án chấp nhận yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Việc sửa đổi, bổ sung này là cần thiết, tránh việc hiểu không thống nhất, áp dụng không chính xác các quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Thứ bảy, việc quy định cụ thể, rõ ràng tài sản chung và tài sản riêng

của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật HN & GĐ năm 2000 đã giúp cho Toà án có căn cứ để giải quyết khi có tranh chấp về việc xác định tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, nếu quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người theo Điều 30 Luật HN &

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)