Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 59)

Hiến pháp năm 1980 ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của đất nước ta, đã quy định tương đối đầy đủ, chặt chẽ quyền bình đẳng nam, nữ, quyền sở hữu của công dân... Xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của quan hệ hôn nhân gia đình , Luật HN & GĐ năm 1959 không còn phù hợp với đời sống thực tiễn nữa, nó đặt ra yêu cầu phải ban hành một đạo luật mới trên cơ sở Hiến pháp 1980, phù hợp với sự phát triển của tình hình mới. Đáp ứng yêu cầu này, Luật HN & GĐ năm 1986 ra đời thay thế Luật HN & GĐ năm 1959 đã quy định cụ thể, rõ ràng về tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng; về phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, khi một bên chết. Đặc biệt, lần đầu tiên Luật HN & GĐ đã ghi nhận vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: “Khi

61

hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia

tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này“[25,

tr.233]. Tuy nhiên, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ đặt ra trong trường hợp đặc biệt, khi có lý do chính đáng và việc chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại chỉ có thể do Toà án xem xét, chấp nhận. Qua quá trình thực hiện, Luật HN & GĐ năm 1986 đã bộc lộ những hạn chế nhất định cần được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp như: chưa quy định cụ thể trong những trường hợp nào thì vợ chồng có quyền chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và việc quy định cứng nhắc chia tài sản chung phải do Toà án xem xét chấp nhận đã làm hạn chế quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng.

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 59)