Từ năm 1945 đến 1954

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 55)

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, về mặt xã hội, do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo vẫn ăn sâu vào tiềm thức lâu đời của nhân dân ta nên thời kỳ này các quan niệm phong kiến lạc hậu vẫn ngự trị trong đời sống của nhân dân. Bởi vậy, để đáp ứng nhu cầu, xu hướng của thời đại mới, nhiệm vụ đặt ra lúc này là phải xoá bỏ tận gốc những phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng một chế độ hôn nhân gia đình mới dân chủ, tiến bộ và bình đẳng.

Hiến pháp năm 1946 ra đời là một bước tiến cơ bản trong quan niệm của xã hội mới, là cơ sở để đấu tranh xoá bỏ chế độ hôn nhân gia đình phong kiến lạc hậu ở Việt Nam. Điều 9 Hiến pháp 1946 đã khẳng định: “ Đàn bà

ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện“. Thời kỳ này tình hình kinh tế-

xã hội nước ta có sự phát triển về mọi mặt, người phụ nữ đã tách khỏi những ràng buộc của chế độ đại gia đình phong kiến và đóng góp một phần rất lớn trong các cuộc đấu tranh, trong phong trào cách mạng và làm các công việc xã hội. Phong trào giải phóng phụ nữ đòi hỏi phải có những quy định mới về HN & GĐ cho phù hợp với tình hình thực tế. Đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh 97/SL ngày 22/05/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 về ly hôn. Nội dung của hai sắc lệnh này đã thể hiện một bước tiến về pháp luật HN & GĐ Việt Nam. Nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng đã được khẳng

57

định “chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình “ [5, tr.17]. Người phụ nữ không còn phụ thuộc vào người chồng như trong chế độ cũ nữa và người đàn bà có chồng có toàn năng lực pháp lý để thực hiện mọi hành vi dân sự.

Mặc dù không quy định cụ thể nhưng Sắc lệnh 97/SL cũng đã có những quy định khẳng định được quyền sở hữu tài sản khi một bên chết: “Trong lúc sinh thời người chồng góa vợ hay vợ goá, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc sở hữu của người chết sau khi đã thanh toán tài sản

chung“ [5, tr.17,18]. Quy định này đã phần nào bảo vệ quyền lợi của người

phụ nữ, góp phần xoá bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến cũ, thúc đẩy xã hội phát triển và từng bước tiến lên xây dựng chế độ HN & GĐ mới.

Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi (năm 1954), mặc dù đất nước vẫn tạm bị chia cắt làm hai miền với hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau nhưng đều thực hiện một mục tiêu chung là đấu tranh giải phóng thống nhất đất nước.

ở Miền Nam, trong những năm đầu dưới sự thống trị của gia đình Diệm- Nhu, chế độ nguỵ quyền Sài Gòn núp sau chúng là đế quốc Mỹ. Chúng tăng cường sử dụng pháp luật là công cụ hữu hiệu để đàn áp nhân dân ta nhằm mục đích biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Để điều chỉnh lĩnh vực HN & GĐ, chúng ban hành liên tiếp ba văn bản pháp luật, đó là: Bộ luật gia đình ngày 02/01/1959; Sắc luật 15/64 ngày 23/07/1964 của nguỵ quyền Sài Gòn; và Bộ dân luật Sài Gòn ngày 20/12/1972. Nhìn chung, các văn bản pháp luật này được ban hành có nội dung tiến bộ hơn so với các văn bản pháp luật trước đó nhưng chúng đều chung một bản chất, là công cụ để bảo vệ quyền tư hữu và bảo vệ quyền lợi của người gia trưởng, người chồng trong gia đình, duy trì nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ và chồng.

58

Về chế độ tài sản chung vợ chồng, Điều 45 BLGĐ 1959, Điều 49 Sắc luật 15/64, Điều 145 Dân luật Sài Gòn đều ghi nhận “quyền tự do hôn ước“. Thực chất của việc lập hôn ước là bảo vệ quyền gia trưởng của người chồng dựa trên chế độ tư hữu. Trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước thì chế độ tài sản của họ sẽ đặt dưới chế độ cộng đồng tài sản. Pháp luật thời kỳ này thừa nhận vị trí bình đẳng của vợ chồng trong việc quản lý tài sản chung “vợ

chồng cùng quản lý tài sản cộng đồng“[5, tr.19], người vợ cũng như người

chồng có đủ năng lực pháp lý. Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định mang tính chất pháp lý (hình thức trên giấy tờ), nó không có giá trị thực tiễn trong đời sống vợ chồng. Xuất phát từ tình hình thực tế xã hội Việt Nam lúc đó, không có sự bình đẳng thực sự giữa vợ và chồng. Trong gia đình, người chồng là người nắm kinh tế chính, có quyền lực tuyệt đối trong việc quản lý, định đoạt tài sản của gia đình, còn người vợ luôn bị phụ thuộc vào người chồng.

Một trong những tư tưởng tiến bộ của pháp luật thời kỳ này đã phần nào bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, thừa nhận quyền có tài sản riêng của người vợ (mặc dù nó chỉ có ý nghĩa thanh toán khi hôn nhân chấm dứt). Bên cạnh tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng còn có tài sản riêng là động sản và bất động sản có trước ngày lập hôn thú, hoặc được thừa kế, tặng cho trong thời kỳ hôn thú. Tuy nhiên, khi hôn nhân tồn tại thì quyền bình đẳng này lại không đặt ra “người chồng quản trị những tài sản cộng đồng và những tài sản

riêng của hai vợ chồng“ [5, tr.19]. Người vợ chỉ được quản trị những tài sản

ấy khi người chồng không có năng lực pháp lý, thất tung hoặc đi xa...

Nhìn chung, ba văn bản pháp luật trên đã thể hiện sự tiến bộ nhất định trong việc quy định các vấn đề liên quan đến tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, do bị hạn chế bởi ảnh hưởng của pháp luật tư bản về quan hệ hôn nhân, việc quy định quá rạch ròi về tài sản giữa vợ và chồng nên ba văn bản pháp luật đó

59

đã không phù hợp với quan niệm truyền thống của người Việt Nam và các quy định này không được kế thừa trong các văn bản pháp luật trong giai đoạn sau.

Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mặc dù đất nước đã có nhiều biến đổi nhưng quan hệ sản xuất phong kiến vẫn ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ của đến đời sống gia đình và xã hội nước ta. Nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn này là cần phải mạnh dạn xoá bỏ triệt để những tàn tích lạc hậu của chế độ HN & GĐ phong kiến cũ và từng bước xây dựng chế độ HN & GĐ tiến bộ hơn. Sắc lệnh 97/SL và Sắc lệnh 159/SL không còn phù hợp với thực tiễn xã hội, vì vậy, việc ban hành một đạo luật mới về hôn nhân gia đình đã trở thành một đòi hỏi cấp bách của toàn thể xã hội, là một tất yếu khách quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc nước ta. Và cùng với sự ra đời của Hiến pháp 1959 “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn

hoá, xã hội và gia đình” [9, tr.38,39]. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để

người phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng với nam giới về mọi phương diện.

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)