Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một yêu cầu mang tính khách quan xuất phát từ sự phát triển chung của xã hội, từ thực tiễn đời sống của vợ chồng. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, khi mà đời sống xã hội không ngừng được nâng và của cải trong xã hội không ngừng phát triển, quyền bình đẳng nam nữ được thực hiện trên thực tế. Cùng với sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế nhiều thành phần, cùng với quyền bình đẳng nam nữ, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành... được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận, cá nhân có nhu cầu được sở hữu riêng đối với tài sản. Và vì nhiều lý do khác nhau cá nhân có nhu cầu muốn được tách riêng tài sản của mình trong khối tài sản chung với người khác để có thể tự mình định đoạt tài sản theo nhu cầu và mục đích riêng của mình. Trong quan hệ vợ chồng cũng vậy, chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng đã trở thành một đòi hỏi tất yếu. Vợ chồng không chỉ có quyền có tài sản chung mà còn có quyền có tài sản riêng. Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam tài sản trong gia đình là “của chồng công vợ”. Do đó, thông thường, sau khi kết hôn tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng được hoà nhập làm một. Chỉ khi nào có những lý do nhất định thì vợ chồng mới nghĩ đến việc chia tài sản chung. Tuy nhiên, nhu cầu của con người là vô hạn, cho nên bên cạnh những lợi ích chung, vợ chồng có nhu cầu hướng tới những lợi ích của riêng mình, muốn tự mình tham gia vào các quan hệ xã hội
110
được pháp luật điều chỉnh và có các quyền, nghĩa vụ tài sản phát sinh từ các quan hệ đó. Nhưng để có thể được độc lập, tự do trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến tài sản mà không muốn có sự can thiệp từ phía bên kia thì vợ chồng cần có tài sản riêng. Tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, vợ chồng muốn tự chủ, nhưng lại không muốn phải chịu rủi ro do hoạt động sản xuất, kinh doanh đem lại mà vẫn đảm bảo đời sống chung của gia đình. Trong đời sống chung, vợ chồng có mâu thuẫn, thậm chí không còn tình cảm với nhau nữa, nhưng vì nhiều lý do họ không muốn ly hôn mà chỉ muốn chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để ra ở riêng. Để đáp ứng những nhu cầu thực tiễn trên, Luật HN & GĐ năm 1986 và Luật HN & GĐ năm 2000 đã quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Quy định này ra đời đã ghi nhận vợ chồng có quyền tự thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi có những lý do luật định. Luật HN & GĐ Việt Nam đã thể hiện cách nhìn mới, trong đó quyền bình đẳng của vợ chồng được cụ thể hoá, vợ chồng có quyền bình đẳng đối với các tài sản do vợ, chồng làm ra và các thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân không phụ thuộc vào việc ai đã trực tiếp tạo ra các tài sản đó. Việc ghi nhận quyền độc lập trong quan hệ vợ chồng với người thứ ba; đề cao trách nhiệm của cá nhân trong các giao dịch kinh tế, dân sự đã làm thay đổi chế độ sở hữu chung của vợ chồng, đồng thời xu hướng phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được nảy sinh. Quy định này là cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi về tài sản của vợ chồng cũng như giải toả những xung đột, mâu thuẫn giữa vợ và chồng khi hôn nhân còn tồn tại, và hạn chế đến mức tối đa yêu cầu xin ly hôn của vợ chồng.
Luật HN và GĐ năm 2000 đã bổ sung, sửa đổi các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo Luật HN & GĐ năm 1986 cho phù hợp thực tiễn xã hội, điều chỉnh kịp thời việc chia tài sản chung
111
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đồng thời đã tạo ra cơ sở pháp lý giúp cho Toà án giải quyết kịp thời giải quyết các yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân khi có yêu cầu của đương sự.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của mình, từ những quy định của Luật HN & GĐ về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, qua thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật HN & GĐ trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng đã bộc lộ khá nhiều khá nhiều bất cập, những lỗ hỏng trong các quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng. Trước những đòi hỏi khách quan đó, yêu cầu đặt ra là cần thiết Nhà nước ta cần phải bổ sung và hoàn thiện pháp luật HN & GĐ, điều chỉnh quan hệ chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng và chế độ tài sản chung của vợ chồng trong luật HN & GĐ Việt Nam. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang mở cửa hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực HN & GĐ, yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đòi hỏi pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam phải kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình hội nhập trong khu vực và trên thế giới.
3.1.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Xuất phát từ yêu cầu khách quan của đời sống xã hội, từ thực tiễn đời sống của vợ chồng, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật HN & GĐ Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải dựa trên những phương hướng cụ thể mới đảm bảo các quy định của pháp luật đi đúng hướng, phù hợp với thực tiễn xã hội và đi vào cuộc sống. Cụ thể là:
112
Thứ nhất, việc xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của Nhà nước ta. Chế độ kinh tế của nước ta đó là Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước ta là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi tiềm năng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới.
Trong các thành phần kinh tế, kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Ngoài ra, kinh tế tập thể (do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi); Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế gia đình cũng được Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng hoạt động có hiệu quả.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
113
Việc xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ta mới đảm bảo tính phù hợp và hiện thực cao.
Thứ hai, việc xây dựng các quy phạm pháp luật về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải dựa trên cơ sở Hiến pháp - Đạo luật cơ bản của Nhà nước và Bộ luật Dân sự. Theo Hiến pháp, công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nhà nước bảo hộ chế độ HN & GĐ. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cá nhân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành…Theo BLDS, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, do đó vợ chồng có bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Đây chính là cơ sở quan trọng để xây dựng Luật HN & GĐ nói chung và xây dựng, hoàn thiện các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Thứ ba, việc xây dựng các quy phạm pháp luật về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của chế độ HN & GĐ Việt Nam, đó là các nguyên tắc sau: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú
114
và con ngoài giá thú; Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tố chức năng cao quý của người mẹ [14, tr.8,9]. Đây là những nguyên tắc có tính chất nền tảng, cơ bản của chế độ HN & GĐ Việt Nam giúp cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đúng hướng và phù hợp.
Thứ tư, việc xây dựng và hoàn thiện các quy phạm pháp luật HN & GĐ về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải xuất phát từ tính chất của quan hệ HN & GĐ Việt Nam XHCN. Đó là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, là sự gắn bó tình cảm giữa một người nam và một người nữ mà không phải là một “khế ước“, một hợp đồng dân sự giữa vợ và chồng. Do đó, cần có chế độ cộng đồng hợp nhất tài sản cho sự liên kết bền chặt đó để thực hiện các chức năng của gia đình nhằm hướng tới mục tiêu chung là nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hoà thuận, hạnh phúc và bền vững.
Thứ năm, việc xây dựng và hoàn thiện các quy phạm pháp luật HN &
GĐ Việt Nam về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, có tham khảo pháp luật một số nước tiên tiến trên thế giới. Việc nghiên cứu, tham khảo pháp luật của một số nước tiên tiến trên thế giới là một việc làm cần thiết trong quá trình lập pháp của Nhà nước ta. Bởi vì, so với các quốc gia trên thế giới Việt Nam thuộc vào diện các nước chậm phát triển. Vì vậy, để có thể đáp ứng các yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và thế giới, đảm bảo tính hiện thực cao, pháp luật HN & GĐ Việt Nam không chỉ phải phù hợp với thực tiễn xã hội, phù hợp với đời sống chung của vợ chồng mà còn phải phù hợp với thực tiễn pháp luật quốc tế.
3.2. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ 3.2.1. Về phƣơng diện lập pháp: 3.2.1. Về phƣơng diện lập pháp:
115
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không phải là vấn đề mới mẻ, thực tiễn áp dụng cũng không nhiều, nhưng khi áp dụng nó lại bộc lộ những hạn chế nhất định trong các quy định của pháp luật về vấn đề này. Vì vậy, Nhà nước cần phải khẩn trương soạn thảo, tiếp thu các ý kiến đóng góp, chỉnh lý và trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tháo gỡ những lỗ hỏng của pháp luật, đồng thời rà soát, xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh bao gồm cả luật nội dung và luật hình thức để điều chỉnh về chế độ tài sản chung của vợ chồng nói chung và các quy định liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nói riêng phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc giúp cho Toà án và các cơ quan thi hành án áp dụng và thi hành pháp luật được chính xác, có căn cứ, thuận lợi và đạt hiệu quả cao; Ngoài ra, cần tích cực tăng cường cơ chế phối hợp giữa TAND tối cao với TAND các cấp trong việc tham gia soạn thảo và đóng góp ý kiến đối với các cơ quan ban hành pháp luật đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án và chất lượng công tác của toà án các cấp.
3.2.1.1. Về luật nội dung
Bên cạnh các nội dung đã được quy định trong Luật HN & GĐ năm 2000 về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (quyền yêu cầu chia tài sản chung, lý do chia tài sản chung, phương thức chia tài sản chung, hậu quả của việc chia tài sản chung), các nhà làm luật Việt Nam cần bổ sung, hoàn thiện một số quy định về nội dung như sau:
Thứ nhất, cần quy định mở rộng phạm vi chủ thể có quyền yêu cầu
Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà không chỉ dừng lại ở chủ thể là vợ, chồng. Bởi vì, nếu chỉ quy định vợ, chồng có quyền tự thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời
116
kỳ hôn nhân sẽ làm hạn chế và không bảo đảm quyền lợi cho người thứ ba. Cụ thể là, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi phá sản doanh nghiệp tư nhân. Theo Luật Phá sản được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/06/2004 thì về nguyên tắc, phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân lâm vào tình trạng phá sản nằm trong khối tài sản chung của vợ chồng dù đưa hay không đưa vào kinh