Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, Luật HN & GĐ năm 1959 ra đời là một bước tiến quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ HN & GĐ. Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật là chế độ tài sản chung, không phân biệt nguồn gốc tài sản có trước hoặc sau khi cưới, “Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” [25, tr.266]. Quy định này đã góp phần vào việc xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới xuất phát từ tình yêu chân chính, không bị chi phối bởi các yếu tố vật chất, tôn giáo... Luật HN & GĐ năm 1959 vẫn chưa đặt ra vấn đề
60
chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại mà chỉ quy định về chia tài sản chung khi một bên chết hoặc khi vợ chồng ly hôn nhưng pháp luật cũng đã công nhận việc nội trợ trong gia đình của người phụ nữ cũng đóng vai trò quan trọng “lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất” [25,tr.228]. Đây là điểm tiến bộ trong tư tưởng lập pháp của Việt Nam thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đến quyền lợi của người phụ nữ để họ không thiệt thòi khi ly hôn.
Sau khi Miền Nam giành được độc lập, Luật HN & GĐ năm 1959 có hiệu lực trên phạm vi cả nước. Với 06 chương, 35 điều quy định những vấn đề về nguyên tắc chung kết hôn, nghĩa vụ và quyền lợi của vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con, về ly hôn, Luật HN & GĐ năm 1959 đã góp phần xoá bỏ những tàn tích của chế độ cũ, thể hiện những quan điểm, cách nhìn mới về quyền sở hữu tài sản vợ chồng, qua đó giúp chúng ta thấy được tính ưu việt của hôn nhân và gia đình Việt Nam XHCN.