35
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân bằng hành vi pháp lý đơn phương hoặc tham gia hợp đồng dân sự làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Các quyền này được thể hiện trong các nguyên tắc của luật dân sự “tự do, tự nguyện cam kết “ và được thể hiện cụ thể, chi tiết trong Phần thứ ba của BLDS. Tuỳ theo từng quan hệ dân sự cụ thể mà cách xử sự của người có nghĩa vụ cũng khác nhau. Chủ thể có thể lựa chọn cách thực hiện nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ dân sự để phát huy quyền tự định đoạt của mình thông qua các quy phạm tuỳ nghi. Bằng quy phạm mệnh lệnh dưới dạng “cấm“, “phải làm“ pháp luật quy định nghĩa vụ cho tất cả các bên tham gia vào quan hệ dân sự, nghĩa vụ của họ là nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với xã hội nói chung. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải làm hoặc không được làm. Xuất phát từ đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự, thông thường trong các quan hệ dân sự, nghĩa vụ của một chủ thể tương ứng với quyền của các chủ thể khác - những chủ thể xác định. Người có nghĩa vụ có thể phải thực hiện những hành vi tích cực như giao vật trong mua bán, trả tiền, thực hiện công việc trong dịch vụ, gia công...) Trong một số trường hợp, nội dung của quan hệ pháp luật quy định người có nghĩa vụ có thể lựa chọn cách xử sự có lợi nhất cho họ. Ví dụ, để bồi thường thiệt hại do hành vi gây hại gây ra, người có nghĩa vụ có thể bồi thường bằng tiền hoặc hiện vật hay sửa chữa đồ vật bị hư hỏng. Nếu người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ một cách tự nguyện, họ sẽ bị buộc phải thực hiện đúng nghĩa vụ đó. Ngoài ra, nếu do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà gây thiệt hại, họ còn phải bồi thường thiệt hại phát sinh sau này.
Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. “ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là
36
những khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự“ [4,tr.16]. Khác với năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành
vi dân sự chỉ xuất hiện khi cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. Nếu năng lực pháp luật là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể, thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chủ thể tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, năng lực hành vi còn bao hàm cả năng lực trách nhiệm dân sự khi chủ thể vi phạm nghĩa vụ dân sự. Năng lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân, tạo ra tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ dân sự.