Pháp luật phong kiến Việt Nam thế kỷ XV XVIII và dướ

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 49)

Nguyễn ( 1802-1858)

Xuất phát từ điều kiện kinh tế, địa vị giai cấp và các quan điểm chính trị cho nên hôn nhân theo pháp luật phong kiến dựa trên nguyên tắc hôn nhân không tự do, nhiều vợ, nam nữ bất bình đẳng, củng cố và bảo vệ chế độ gia đình phong kiến gia trưởng. Trong gia đình, người phụ nữ có vị trí hết sức thấp kém và luôn chịu sự giàng buộc bởi thuyết “tam tòng, tứ đức”, phải tuyệt đối phục tùng ý chí của người chồng. Vì vậy, khái niệm bình đẳng giữa vợ và chồng theo pháp luật phong kiến Việt Nam chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, còn thực chất không có sự bình đẳng thực sự giữa vợ và chồng. Điều này được thể hiện rõ nét nhất trong ngành luật HN & GĐ và luật tố tụng, mà điển hình là bộ luật Bộ luật Hồng Đức dưới thời Lê Sơ.

Bộ luật Hồng Đức chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ tư tưởng Nho giáo

trọng nam khinh nữ“ cho nên các điều khoản trong Bộ luật đều đề cao vai trò

của người đàn ông, người cho, người chồng, người vợ cả và người con trưởng, mà đặc trưng là chế độ tài sản chung giữa vợ và chồng. Chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật Hồng Đức thể hiện sự bất bình đẳng về quyền của người vợ đối với tài sản của gia đình. Mặc dù không có một điều khoản cụ thể nào quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng nhưng qua các Điều 374,

51

375, 376 và một số điều luật khác chúng ta có thể thấy Bộ luật Hồng Đức đã thừa nhận ba loại tài sản ruộng đất của vợ chồng cùng song song tồn tại, đó là: Tài sản ruộng đất của chồng; Tài sản ruộng đất của vợ; Tài sản ruộng đất của vợ chồng tạo nên trong thời kỳ hôn nhân. Trong thời kỳ hôn nhân, cả ba loại tài sản trên đều thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng. Tuy nhiên, người chồng là người quản lý và có quyền quyết định cao nhất đối với tài sản ruộng đất chung đó và chỉ người chồng mới có quyền định đoạt tài sản ruộng đất của gia đình [29, tr.148,149]. Nếu ly hôn do lỗi của người vợ, người vợ sẽ bị tước quyền sở hữu cá nhân đối với ngay cả tài sản ruộng đất của riêng mình

vợ, hầu là gian phụ đều phải tội lưu, điền sản thì để cho người chồng“ [29,

tr.149]. Không chỉ bất bình đẳng trong việc quản lý và quyết định khối tài sản chung của vợ chồng, trong trường hợp người chồng chết trước, nếu người vợ lấy chồng khác thì người vợ mất quyền hưởng hoa lợi từ tài sản của người chồng đã chết. Nhưng ngược lại, nếu người vợ chết trước thì mặc dù người chồng đã lấy vợ khác nhưng vẫn được hưởng hoa lợi từ tài sản của người vợ đã chết.

Như vậy, qua các quy định về quyền và nghĩa vụ của người chồng và người vợ đối với tài sản của gia đình, Bộ luật Hồng Đức đã phản ánh tình trạng bất bình đẳng nam nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam. Là sản phẩm trực tiếp của chế độ phong kiến, hạn chế của chế độ tài sản chung giữa vợ chồng trong Luật Hồng Đức mang tính lịch sử và tất yếu. Nhưng nếu xét hoàn cảnh kinh tế, chính trị- xã hội lúc đó thì thấy, pháp luật thời nhà Lê đã phần nào thể hiện được những điểm tiến bộ, thể hiện sự quan tâm và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình, Bộ luật đã thừa nhận quyền đồng sở hữu tài sản ruộng đất của vợ chồng (mặc dù luật còn dành cho người chồng toàn quyền quyết định khối tài sản ruộng đất của gia đình trong thời kỳ hôn nhân); Bộ luật cũng đã đặt ra quyền sở hữu cá nhân của người vợ đối với tài

52

sản riêng có trước thời kỳ hôn nhân (của hồi môn) và được chia một nửa tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn chấm dứt do một bên vợ hoặc chồng chết hoặc trong trường hợp ly hôn không do lỗi của người vợ [29,tr.148,149]. Vì vậy, Bộ luật Hồng Đức (hay còn gọi là Quốc triều hình luật) được coi là thành tựu có giá trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử pháp luật Việt Nam, là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại phong kiến từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII mà không bộ luật nào của các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây cũng như sau này có được.

Nếu như Bộ luật Hồng Đức là sự khơi mào bước đầu thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng trong gia đình, thể hiện cấu trúc gia đình truyền thống Việt Nam, thì Bộ luật Gia Long (Bộ Hoàng triều luật lệ được ban hành năm 1815 dưới đời Gia Long) như một bản sao nguyên văn bộ luật nhà Thanh (Trung Quốc). Bộ luật bảo vệ tuyệt đối chế độ gia trưởng phong kiến. Đặc biệt, Bộ luật Gia Long không có quy định chế độ tài sản chung giữa vợ và chồng, quyền thừa kế tài sản của con gái trong gia đình [31,tr.143], mà chỉ thừa nhận quyền tuyệt đối của người chồng đối với tài sản chung, thừa nhận người chồng là chủ sở hữu duy nhất, có quyền chuyển nhượng tài sản của gia đình, kể cả tài sản của người vợ. Những điểm tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức đối với phụ nữ đã không còn được duy trì ở Bộ luật Gia Long [29,tr.143], quyền lợi của người vợ cũng không được tôn trọng và bảo vệ, vai trò của họ trong gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào người chồng. Vì vậy, Bộ luật Gia Long không thể hiện rõ cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống. Và sự phát triển của pháp luật nói chung và pháp luật HN & GĐ nói riêng trong nước Việt Nam trước thời cận đại đúng như nhà xã hội học insun Yu đã nhận định: “... đã gắn chặt với quyền lực chính trị và hệ tư tưởng chính

trị, bởi vì pháp luật được ban hành và được thực thi bởi quyền lực đó“[11,

54

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)