Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp năm 1992, BLDS năm 1995, Luật HN & GĐ năm 1986, Luật HN & GĐ năm 2000 tại Điều 29 và Điều 30 đã quy định cụ thể một số lý do, phương thức và hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vợ chồng có quyền tự thoả thuận bằng văn bản về việc chia tài sản chung của vợ chồng, nếu vợ chồng không thể tự thoả thuận được thì có thể yêu cầu Toà án giải quyết. Ngoài ra, việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật chấp nhận. Ngoài ra, Luật HN & GĐ năm 2000 còn bổ sung thêm những quy định mới điều chỉnh các vấn đề “nóng bỏng“ hiện nay như vấn đề quyền sử dụng đất, chế độ pháp lý đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chung, tài sản riêng… Với những quy định cụ thể, mềm dẻo Luật HN & GĐ năm 2000 đã thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của gia đình XHCN, đồng thời giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam XHCN nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
62
Tóm lại, ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi chế độ xã hội, các quy định của luật HN & GĐ Việt Nam luôn có sự kế thừa, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của đất nước trong từng giai đoạn nhất định. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ là một chế định nhỏ trong chế độ tài sản chung vợ chồng, mới được pháp luật điều chỉnh từ Luật HN & GĐ năm 1986 và được sửa đổi, bổ sung trong Luật HN & GĐ năm 2000.
63
CHƢƠNG 2
CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM NĂM 2000 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG