Chính quyền và luật lệ của thực dân Pháp ở Việt Nam (1858-

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 53)

Ngày 01 tháng 09 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho thời kỳ xâm lược và thống trị trên đất nước ta. Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến, bị chia cắt làm ba miền với ba chế độ chính trị khác nhau. Lĩnh vực hôn nhân và gia đình được chúng đặc biệt quan tâm và ban hành ba văn bản pháp luật khác nhau áp dụng cho ba miền, đó là Bộ dân luật 1931 ở Bắc Kỳ; Bộ dân luật 1936 ở Trung Kỳ và Tập dân luật giản yếu 1883 được áp dụng ở Nam Kỳ.

Mặc dù có sự khác nhau về tên gọi, nhưng cả ba Bộ luật trên đều có chung một nội dung là bảo vệ quyền lợi tuyệt đối của người gia trưởng trong gia đình. Nguyên tắc bao trùm chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ này là củng cố địa vị của người chồng, người chồng có quyền quyết định cao nhất trong việc sử dụng, định đoạt mọi tài sản trong gia đình, còn người phụ nữ không có quyền quyết định mà bị phụ thuộc vào người chồng.

Theo Bộ dân luật Bắc Kỳ và Trung Kỳ, trước khi lấy nhau, người nam và người nữ được hoàn toàn tự do hoạch định một chế độ sẽ chi phối tài sản của họ trong suốt thời gian hôn thú bằng việc lập ra “ hôn khế. Tuy nhiên, việc lập hôn khế phải không được trái với phong tục và trái với quyền lợi của người chồng. Trong trường hợp họ không lập hôn khế thì chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ là chế độ cộng đồng tài sản. Ngoài những tài sản chung của vợ chồng, pháp luật thời kỳ này cũng ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng trước khi kết hôn, đó là “những bất động sản hoặc động sản mà mỗi bên có trước khi cưới hoặc được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn thú thì bên

ấy được coi là sở hữu chủ của các thứ ấy“ [5, tr.15]. Tài sản riêng của mỗi

bên sẽ hợp nhất thành khối tài sản chung kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân. Trong việc quản lý tài sản chung, “Người chồng được quản trị

55

tài sản chung, còn vợ chỉ được tuỳ theo quyền hạn của mình được thay mặt

gia đình mà thôi“ [5,tr.15].

Về việc thanh toán tài sản của vợ chồng khi ly hôn, Bộ dân luật Bắc Kỳ đã bộc lộ rõ sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng: “Khi mà sự ly hôn thành ra tiêu giá thú, nếu người vợ vì ghen tuông mà bị ly hôn thì các phần ấy sẽ bị bớt

đi một nửa“[7, tr.15,16]. Ngoài ra, pháp luật thời kỳ này còn thể hiện rõ tư

tưởng khắt khe hơn đối với người phụ nữ nếu người vợ có lỗi “phạm gian“ thì khi ly hôn, nếu có con người đó được hưởng 1/3 tài sản chung, còn nếu không có con thì người vợ đó sẽ mất cả quyền lợi về tài sản chung [5, tr.16].

Trong tập dân luật giản yếu Nam Kỳ, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng không được pháp luật điều chỉnh. Chế độ tài sản chung của vợ chồng được áp dụng ở Nam Kỳ rất bất công đối với người vợ. Người chồng vẫn là người thực tế quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản của vợ chồng, còn người vợ không có quyền gì đối với tài sản chung.

Nhìn chung, chế độ tài sản chung của vợ chồng dưới ách cai trị của thực dân Pháp không khác gì pháp luật thời kỳ phong kiến Việt Nam trước đây, nó không ngừng củng cố và bảo vệ quyền lợi cho người chồng và thể hiện sự bất bình đẳng sâu sắc trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.

Tóm lại, pháp luật phong kiến Việt Nam thế kỷ XV - XVIII, dưới triều Nguyễn và pháp luật thời kỳ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta là pháp luật của sự chuyên quyền, độc đoán. Một mặt nó không ngừng củng cố quyền gia trưởng về mọi mặt của người chồng trong gia đình, mặt khác, nó còn hạn chế tới mức tối đa các quyền về tài sản của người phụ nữ, người vợ trong gia đình. Ngoài nghĩa vụ phải phục tùng chồng, người vợ chỉ được hưởng các quyền tài sản trên danh nghĩa pháp lý mà thôi.

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)