Vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng rẽ

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 74)

Nghĩa vụ dân sự nói chung được hiểu “là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều

chủ thể khác (gọi là người có quyền) “ [4, tr.132]. Nghĩa vụ dân sự có thể

phát sinh từ hợp đồng dân sự (Hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê tài sản...), có thể phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương (di chúc do người chết để lại), có thể do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật hoặc thực hiện công việc không có uỷ quyền.

Nghĩa vụ dân sự của vợ chồng trong trường hợp này được hiểu là nghĩa vụ dân sự liên quan đến tài sản. Nếu vợ hoặc chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng mà họ không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì vợ, chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng. Nếu vợ chồng không thoả thuận được thì một trong hai bên hoặc cả

76

hai vợ chồng có thể yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng để người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ của mình.

Chẳng hạn, anh A và chị B kết hôn với nhau năm 2002. Trước khi cưới

chị B, tháng 12/2001 anh A có vay của anh C số tiền là 50.000.000 (Năm

mươi triệu) đồng Việt Nam để mua xe máy và có hứa rằng đến tháng

12/2003 sẽ trả hết nợ cho anh C. Đến hạn, anh A không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng của anh A không đủ tiền để trả nợ cho anh C. Trong trường hợp này, anh A có thể thoả thuận với vợ sẽ dùng tài sản chung của vợ chồng để thanh toán nợ cho anh C. Nếu chị B (vợ anh A) không đồng ý thì anh A có thể thoả thuận với chị B chia tài sản chung của vợ chồng. Nếu chị B cũng không chấp nhận thoả thuận chia tài sản chung thì anh A có quyền yêu cầu Toà án chia tài sản chung của vợ chồng để anh có tài sản trả nợ cho anh C.

Quy định về vấn đề này, pháp luật Thái Lan có những điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam. Điều 1488 BLDS-TM Thái Lan quy định: Khi người vợ hoặc chồng chịu trách nhiệm cá nhân thi hành một nghĩa vụ đặt ra trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân, thì việc thi hành này phải được thực hiện bằng chính tài sản riêng của người đó. Trong trường hợp tài sản riêng không đủ để thi hành, thì được quyền lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung

để thi hành (Điều 1488) [2 ]. Ngoài ra, trong trường hợp một bên vợ hoặc

chồng thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng bị tuyên bố phá sản thì

chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ được phân chia theo quy định của pháp

luật kể từ ngày có tuyên bố (Điều 1491) [2 ].

Quy định này là hoàn toàn phù hợp, nó không chỉ đảm bảo quyền lợi của một bên vợ hoặc chồng mà còn bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba tham gia quan hệ pháp luật có liên quan đến tài sản của vợ, chồng.

Một phần của tài liệu Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)