Sản phẩm và quy trình là hai dạng khác nhau của đối tượng có khả năng bảo hộ sáng chế. Khả năng bảo hộ của mỗi dạng trong số chúng phải được đánh giá theo các đặc tính và đặc điểm của bản thân chúng. Tuy nhên, các quy trình sản xuất (thường được gọi là quy trình tương tự) mà bản thân chúng là không mới hoặc sáng tạo song lại được dùng để điều chế các hợp phần chưa được bảo hộ có tính mới và trình độ sáng tạo được coi là có khả năng bảo hộ theo quy định của một số hệ thống pháp luật (xem trích dẫn về quy chế thẩm định ở EPO).
Ở Mỹ, cơ quan sáng chế coi yêu cầu bảo hộ “quy trình tương tự” là không có khả năng bảo hộ, trừ khi bản thân chúng là sáng tạo, nhưng luật sáng chế Mỹ cũng đưa ra một ngoại lệ cho công nghệ sinh học. Một sửa đổi trong luật của Mỹ năm 1993 quy đinh rằng yêu cầu bảo hộ cho quy trình công nghệ sinh học được coi là không hiển nhiên nếu nó bao hàm việc sử dụng các nguyên liệu ban đầu mới và
22
không hiển nhiên hoặc tạo ra kết quả mới và không hiển nhiên. Mặc dù giải pháp này chỉ nhằm đến công nghệ sinh học, song nó cũng được mở rộng bởi luật án lệ sang các lĩnh vực công nghệ khác.
Một ví dụ về bằng độc quyền sáng chế có thể được cấp trên cơ sở một cách áp dụng ẩn của khái niệm về quy trình tương tự là bằng độc quyền sáng chế Achentina số 242.562 cấp cho quy trình thu amlpodipin besylat. Quy trình được mô tả và yêu cầu bảo hộ là một phản ứng hóa học đơn giản: tạo muối từ axit và bazơ. Phản ứng này có thể thấy trong các sách giáo khoa cơ sở về hóa học [27].
Việc áp dụng học thuyết về quy trình tương tự có thể dẫn đến khả năng bảo hộ các dược chất không có khả năng bảo hộ, do hiệp định TRIPS (điều 28.1 (b)) quy định việc mở rộng phạm vi bảo hộ sáng chế tới sản phẩm thu được một cách trực tiếp bằng quy trình được bảo hộ.
Khuyến nghị: không nên bảo hộ các quy trình dược dụng không mới hoặc hiển nhiên, bất kể nguyên liệu ban đầu, hợp chất trung gian hay sản phẩm cuối của quy trình này là mới hay sáng tạo.