Hệ thống giải quyết tranh chấp của Hiệp định TRIPS:

Một phần của tài liệu Bảo hộ sáng chế cho dược phẩm theo quy định của Hiệp định TRIPS (Trang 75 - 77)

- Minh bạch hóa:

Điều 63 của Hiệp định TRIPS thiết lập các yêu cầu minh bạch hóa, trong đó bao gồm nghĩa vụ công bố các văn bản quy phạm pháp luật như các luật và quyết định tư pháp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế dược phẩm nói

68

riêng. Điều này thiết lập một nghĩa vụ thông báo các luật và quy định cho Hội đồng TRIPS hoặc WIPO. Thành viên có nghĩa vụ cung cấp tóm tắt hoặc chi tiết hóa đầy đủ các quy định hoặc quyết định được áp dụng theo yêu cầu của các Thành viên có lí do tin rằng các quyền của họ có thể bị ảnh hưởng. Các thông tin mật sẽ được bảo vệ.

- Giải quyết tranh chấp:

Điều 64.1 của Hiệp định TRIPS quy định rằng các quy định của Điều XXII và XIII của GATT 1994, được chi tiết trong Diễn giải về giải quyết tranh chấp (DSU) sẽ được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp theo Hiệp định TRIPS, trừ trường hợp được quy định rõ trong Hiệp định. Đáng chú ý là Điều 64.2 và 64.3 Hiệp định TRIPS ghi nhận các khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện tình huống. Khiếu kiện không vi phạm là loại khiếu kiện chống lại một nước Thành viên áp dụng biện pháp tuy không vi phạm nghĩa vụ của nước đó theo WTO nhưng lại gây thiệt hại cho nước Thành viên khác. Khiếu nại tình huống thực tế chưa từng được đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO cho đến nay. Điều 64.2 của Hiệp định TRIPS quy định khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện tình huống không được đưa ra trong vòng năm năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Điều 64: 3 quy định Hội đồng TRIPS xem xét các khiếu kiện này và đưa ra khuyến nghị cho Hội nghị Bộ trưởng.

Về thủ tục giải quyết tranh chấp, Hiệp định TRIPS kết hợp cơ chế tham vấn và giải quyết tranh chấp chung tại các Điều XXII và XIIII của GATT 1994 và DSU để từ đó áp dụng các thủ tục tương tự như trong GATT và GATS. Các thủ tục này bao gồm yêu cầu tham vấn, tham vấn, yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm, sự tham gia của bên thứ ba, thành lập Ban Hội thẩm, xây dựng các điều khoản tham chiếu, nộp các bản bào chữa và chứng cứ, thủ tục xét xử của Ban Hội thẩm, tư vấn của chuyên gia .v.v.

Bên cạnh đó, cơ chế giải quyết tranh chấp theo Hiệp định TRIPS có một số khác biệt đáng kể về thủ tục so với các hiệp định khác của WTO. Chẳng hạn như việc tham vấn các chuyên gia trong quá trình giải quyết tranh chấp, WIPO thường được các bên trong tranh chấp hoặc ban hội thẩm xin ý kiến tư vấn về lịch sử đàm phán và các nội dung của các công ước của WIPO chứa đựng trong Hiệp định

69

TRIPS. Ngoài ra, các hướng dẫn thực thi các công ước của WIPO và các tài liệu liên quan cũng được ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm tham khảo trong quá trình giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ, bao gồm tranh chấp về sáng chế dược phẩm. Ví dụ thực tế cho thấy lịch sử đàm phán đóng vai trò quan trọng trong các quyết định của các ban hội thẩm trong các vụ tranh chấp Canada - Bằng sáng chế dược

phẩm (do EU khởi kiện Canada, số hiệu WT/DS114), và Canada – Thời hạn bảo hộ

sáng chế (do Hoa Kỳ khởi kiện Canada, số hiệu WT/DS170).

Như vậy có thể thấy rằng so với các điều ước quốc tế khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tầm quan trọng của Hiệp định TRIPS được thể hiện ở chỗ đây là điều ước quốc tế đầu tiên về sở hữu trí tuệ có những quy định cụ thể về trách nhiệm dân sự, hình sự và bảo vệ biên giới và cũng là điều ước quốc tế đầu tiên về sở hữu trí tuệ được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Trên thực tế, TRIPS đặt nền tảng cho một hạ tầng cơ sở vững chắc và hiện đại trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế dược phẩm nói riêng cho cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu Bảo hộ sáng chế cho dược phẩm theo quy định của Hiệp định TRIPS (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)