Điều 136 Luật SHTT quy định: “Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này”.
Điều 145 Luật SHTT quy định: ”Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật này”.
Tác giả kiến nghị sửa đổi Điều 136 và Điều 142 Luật SHTT ở hai nội dung: Sửa đổi Điều 136 (1) Luật SHTT theo hướng quy định chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sử dụng sáng chế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam; đưa quy định tại điều 142 (5) Luật SHTT vào quy định tại Điều 136 Luật SHTT.
a. Kiến nghị sửa đổi Điều 136 (1) Luật SHTT gắn với nghĩa vụ sử dụng sáng chế của sở hữu sáng chế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Thứ nhất quy định tại điều 136 (1) Luật SHTT gắn nghĩa vụ sử dụng sáng chế của chủ sở hữu sáng chế với mục đích “đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội” đã bộc lộ một số bất cập sau:
95
Một là, hạn chế khả năng sử dụng BBCGQSDSC trong trường hợp người nắm độc quyền vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế. Điều này đặc biệt quan trọng trong sáng chế dược phẩm, đây là loại hàng hóa đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nghĩa vụ sử dụng của chủ sở hữu sáng chế không chỉ giới hạn ở nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội bao gồm nhu cầu an ninh, quốc phòng, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân như quy định tại Điều 136(1) Luật SHTT. Nếu chỉ có thể BBCGQSDSC trong trường hợp chủ sở hữu vi phạm nghĩa sử dụng sáng chế mà ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu an ninh, quốc phòng, mục đích công cộng mới là không hợp lý, hạn chế khả năng BBCGQSDSC trong trường hợp người nắm độc quyền sử dụng vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế, ảnh hưởng đến nhu cầu của xã hội, đến sự phát triển bình thường của nền kinh tế hay trong trường hợp cần thiết nhằm bảo vệ môi trường.
Hai là, có sự chồng chéo, mâu thuẩn trong quy định của Điều 136 (1) với Điều 133, Điều 145 (1(a)) Luật SHTT. Điều 133 Luật quy định các trường hợp sử dụng sáng chế nhân danh nhà nước nhằm phục vụ cho mục đích công cộng, phi thương mại, an ninh, phục vụ quốc phòng, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Theo Điều 133, khi xảy ra trường hợp trên, Bộ, cơ quan ngang bộ có thể sử dụng hoặc phải sử dụng sáng chế theo quy định bắt buộc chuyển giao quyền theo quy định tại Điều 145, 146 Luật SHTT. Điều 145 (1(a)) quy định về BBCGQSDSC trong trường hợp sử dụng sáng chế nhằm đáp ứng mục đích công cộng, phi thương mại, với sự liệt kê các trường hợp giống như quy định tại Điều 133. Tuy nhiên không chỉ có các Bộ, cơ quan ngang bộ mới có quyền yều cầu BBCGQSDSC theo các lý do được quy định tại Điều 145 (1(a)) mà quyền yêu cầu còn thuộc về tổ chức, cá nhân bất kỳ.
- Đối với Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam cũng khẳng định chủ sở hữu sáng chế hoặc bên nhận trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vì vậy, yêu cầu sửa đổi Điều 136 (1) Luật SHTT như tác giả kiến nghị hoàn toàn phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
- Trong quá trình nghiên cứu pháp luật các nước, việc sử dụng sáng chế vì lý do “lợi ích công cộng” được quy định như những lý do độc lập, không phụ thuộc
96
vào việc người nắm độc quyền sáng chế có vi phạm nghĩa vụ sáng chế hay không. Do đó, yêu cầu sửa đổi Điều 136 (1) Luật SHTT như tác giả kiến nghị là phù hợp với quy định của các nước.
Ví dụ, Trong lĩnh vực dược phẩm, nếu người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không cung cấp đủ số lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu hợp lý của xã hội hoặc cung cấp với mức giá cao một cách bất hợp lý, sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của bệnh nhân. Việc sử dụng sáng chế không phù hợp cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bình thường của các lĩnh vực kinh tế quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ dược phẩm.
b. Kiến nghị sửa đổi Điều 136 (1) Luật SHTT theo hướng đưa quy đinh tại
Điều 142 (5) Luật SHTT vào quy định tại Điều 136 Luật SHTT. Kiến nghị này được
đưa ra là dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn sau:
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, nghĩa vụ sử dụng sáng chế được quy định ở hai điều luật khác nhau trong một đạo luật: Điều 136 (quy định nghĩa vụ sử dụng sáng chế của chủ sở hữu sáng chế); Điều 142 (quy định nghĩa vụ sử dụng sáng chế của người nắm độc quyền sáng chế). Điều này chưa thực sự hợp lý vì nghĩa vụ sử dụng sáng chế của chủ sở hữu sáng chế và bên nhận chyển giao trong hợp độc độc quyền là như nhau; nghĩa vụ sử dụng sáng chế của bên nhận chuyển giao trong hợp đồng chuyển giao độc quyền không phải là trường hợp hạn chế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN, do đó, không nên quy định trong Điều 142, đặc biệt được quy định trên mối quan hệ tổng thể với các quy định khác trong Điều 142 Luật SHTT. Và như vậy tác giả kiến nghị sửa đổi Điều 136 như sau: