5 Tiến độ và trình bày báo cáo
3.4.3.3 Kết qủa thử nghiệm ảnh hưởng của trợ tương hợp đến đặc tính lưu hoá
• Biến thiên đặc tính lưu hoá do hàm lượng trợ tương hợp của blend NR (I)
Biến thiên moment xoắn của các blend theo hàm lượng TTH là HD thể hiện trong hình 3.43. Bảng 3.24 không chỉ ra thay đổi đáng kể của moment max của blend NR chứa HD. Nhưng với blend NR chứa TTH là CSTNgAM lại có thay đổi ghi nhận suy giảm của moment xoắn ban đầu nhưng khi hàm lượng TTH trên 5 % giá trị moment tăng trở lại và tiến tới cực đại. Bảng 4.24 ghi nhận thời gian đạt moment max của các blend cũng ghi nhận thay đổi tương ứng của blend I2 có sự giảm thời gian lưu hoá ở giai đoạn đầu sau đó khi moment tiến tới cực đại thời gian lưu hoá phục hồi đến giá trị không đổi.
Bảng 3.24 Biến thiên moment max, và thời gian theo hàm lượng than đen (blend NR-I)
Hàm lượng trợ tương hợp % 0 1 2 3 4 5 6 7 I1 (HD) Moment 21.80 20.57 20.83 21.22 20.34 20.07 20.51 21.03 Thời gian 2:00 1:57 2:06 1:46 1:42 2:01 1:55 2:00 I2 (MA) Moment 23.36 15.54 16.91 18.79 20.05 20.68 20.68 20.59 Thời gian 2:03 1:05 1:11 1:14 1:21 1:26 1:38 1:29
Các đường cong lưu hoá trong hình 3.43 và 3.44 thể hiện quan hệ của giá trị trong bảng trên theo thời gian. Đường cong lưu hoá của các mẫu I1 không có khác biệt đáng kể nhưng ở mẫu I2 có sự thay đổi rõ ràng. Như vậy hàm lượng trợ tương hợp dầu điều (ở mức độ giới hạn) hầu như không có ảnh hưởng đến quá trình lưu biến của blend NR hình 3.43.
Hình 3.43 Đường cong lưu hoá mẫu I1 (trợ tương hợp HD)
Hình 3.44 Đường cong lưu hoá mẫu I2 (trợ tương hợp CSTNgAM)
Đường cong lưu hoá của các mẫu I1 không có khác biệt đáng kể nhưng ở mẫu I2 có sự thay đổi rõ ràng. Như vậy hàm lượng trợ tương hợp dầu điều (ở mức độ giới hạn) hầu như không có ảnh hưởng đến quá trình lưu biến của blend NR hình 3.44.
Khi đưa CSTNgAM vào mẫu (hình 3.44 nhóm mẫu I2) sự ổn định của mẫu tăng dần và ứng với hàm lượng trên 5 % mẫu đạt được sựổn định cao và giá trị cao nhất. So sánh với blend cao su tổng hợp, đường cong lưu hoá của các blend NR có xu hướng thấp về cuối quá trình thể hiện sự chịu lão nhiệt thấp hơn cao su tổng hợp.
• Biến thiên đặc tính lưu hoá theo hàm lượng trợ tương hợp của blend NBR (K)
Đặc tính lưu hoá của blend được kiểm tra ở chế độ 150 oC trong thời gian 20 phút. Moment max và thời gian đạt giá trị này 90 % (tc90) trình bày trong bảng 3.25. Quá trình chảy mô phỏng lưu hoá thể hiện tương quan của moment xoắn và thời gian trong các hình 3.46 và 3.47 tương ứng cho hai nhóm blend K1 với TTH HD và K2 với TTH CSTNgAM. Các đường xu hướng của moment và thời gian tc90 đều tuyến tính và có xu hướng giảm nhẹ (bảng 3.25 và hình 3.45).
Bảng 3.25 Biến thiên moment max và thời gian theo hàm lượng than đen (blend NBR-K) Hàm lượng trợ tương hợp % 0 1 2 3 4 5 6 7 K1 (HD) Moment 21.72 21.97 22.05 21.37 19.26 19.99 20.01 18.83 Thời gian 3:17 2:10 3:23 1:58 3:57 3:30 2:01 3:04 K2 (MA) Moment 28.27 26.32 25.56 24.49 24.65 23.66 25.86 26.37 Thời gian 2:19 2:06 1:31 2:32 1:54 1:34 1:58 1:30
Hình 3.45 Biến thiên moment xoắn và thời gian theo hàm lượng TTH (K)
Hình 3.46 Đường cong lưu hoá mẫu K1 (trợ tương hợp HD)
Hình 3.47 Đường cong lưu hoá mẫu K2 (trợ tương hợp CSTNgAM)
Giản đồ quá trình thể hiện các nhóm blend đều phản hồi bình thường với chế độ chảy. Với cao su tổng hợp đường cong lưu hoá của blend với CSTNgAM không ổn định ở một vài blend mẫu. Như vậy kết quả này cho thấy khả năng trộn hợp của CSTNgAM không tốt bằng HD và chếđộ trộn hợp phải khác hơn so với dầu hạt điều. Ngược lại, các mẫu chứa HD đều có đường chảy rất ổn định. Các mẫu đều có giá trị cao về moment xoắn. Moment xoắn có biến động nhẹ khi tăng thêm TTH ở các nhóm blend. Tuy nhiên xem xét đường xu hướng của giá trị, hầu như không có thay đổi đáng kể. Tương tự như vậy đối với thời gian đạt moment max tc90, chỉ nhận được sự giảm nhẹ của thời gian chảy ở blend với TTH là CSTNgAM.