Chọn lựa hệ blend cho nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu nghiên cứu tái chế photoresist phế thải làm phụ gia biến tính cao su nhựa kỹ thuật (Trang 63)

5 Tiến độ và trình bày báo cáo

3.3.3.2 Chọn lựa hệ blend cho nghiên cứu tiếp theo

Đối với hệ cao su neoprene, thăm dò sơ bộ cho thấy hệ cao su này có thể đạt được các tính năng cần thiết làm nguyên liệu cho sản phẩm cao su kỹ thuật chịu dầu. Về cơ lý tính cho thấy cần thiết phải tăng hàm lượng PR để cho tính trương nở thấp trong dầu nhưng mặt khác lại làm giảm nhanh cơ lý tính như kéo đứt, dãn dài. Trong trường hợp này khả năng sử dụng blend này không cao, do kém ổn định. Mặt khác hiện nay trên thị trường cao su neoprene có giá tới 100 ngàn đồng/kg khá cao. Bản thân loại cao su này không có sẵn trên thị trường. Việc tiếp tục nghiên cứu sẽ kém ý nghĩa thực tế.

Đối với hai hệ cao su còn lại, dựa vào các tiêu chí trên chúng tôi xây dựng ma trận nhằm đánh giá mặt mạnh và yếu của các hệ khác nhau. Trong chọn lựa này chủ yếu hướng tới chất trợ tương hợp bởi lẽ 2 loại nguyên liệu nền ban đầu là cao su NR và NBR đã được xác định cho hai nhóm sản phẩm của đề tài. Đánh giá được trình bày trong ma trận sau:

Bảng 3.19 Đánh giá chọn lựa hệ blend cho nghiên cứu

NR NBR

NR

Maleic đDiầều u ENR ACM NR Maleic Dđiầều u ENR ACM

Phổ biến B A B C B A B C

Khả năng gia công B A A A B A A A

Khả năng sử dụng trong blend A B B B B A B B Ghi chú: Chọn lựa sử dụng thang A, B, C

- A ứng với tính phổ biến rộng rãi, dễ dàng gia công với công nghệ sẵn có, hoặc tính năng sử dụng cao trong blend

- C tính phổ biến hạn chế, khó tìm mua, không thuận lợi trong gia công, chưa có công nghệ phù hợp hoặc tính năng sử dụng thấp trong blend

- B giá trị trung bình giữa hai mức trên

Việc chọn lựa trên cho kết quả là với hệ cao su NR việc sử dụng trợ tương hợp NR Maleic hoá cho kết quả tối ưu. Đối với hệ cao su NBR sử dụng dầu điều phù hợp hơn. Đối với sản phẩm cao su nền NR sẽ gặp một chút hạn chế về chế tạo chất trợ tương hợp này.

Kết luận mục 3.3

Thử nghiệm blend cao su CR với PR cho thấy ảnh hưởng của PR làm thay đổi đặc tính của blend nhất là trong việc làm thay đổi trương nở trong dầu.

PR trong blend Neoprene làm cho blend có tính chịu dầu biến thế cao hơn, độ cứng cao hơn đi đôi với việc giảm lực kéo đứt và độ dãn dài. Tính chất của blend cao su chứa hàm lượng chất cảm quang từ 20 – 30 % có thể đáp ứng yêu cầu cao su kỹ thuật dùng trong máy biến thế với tính chịu trương nở tốt. Tuy nhiên cao su CR không phổ biến trên thị trường Việt Nam, khó bảo quản và gía thành cao không phù hợp cho mục đích tái chế này.

Nhìn chung các chất trợ trợ tương hợp tiềm năng CSTNgAM, HD, ENR, ACM đều làm thay đổi cơ lý tính của các loại blend với mức độ khác nhau: thay đổi tính

trương nở trong dung môi so với blend tương ứng không chứa trợ tương hợp. Trong các blend cao su tổng hợp NBR và cao su thiên nhiên NR, blend cao su NR với CSTNgAM và blend NBR với HD thể hiện tính vượt trội trong cải thiện đặc tính của blend. Hàm lượng PR trong blend được đánh giá là phù hợp cho hai blend NBR và NR là khoảng 20 % khi không có trợ tương hợp và tăng tới 40 % khi thêm trợ tương hợp. Blend với PR khi đó đạt được tính năng cần thiết là cơ lý tính, hình thái pha đồng liên tục. Hai loại cao su nền NBR và NR với trợ tương hợp CSTNgAM và HD được đề nghị thăm dò thêm theo hướng tối ưu blend về thành phần và chếđộ gia công.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tái chế photoresist phế thải làm phụ gia biến tính cao su nhựa kỹ thuật (Trang 63)