Kết qủa thử nghiệm ảnh hưởng của than đen đến đặc tính lưu hoá

Một phần của tài liệu nghiên cứu tái chế photoresist phế thải làm phụ gia biến tính cao su nhựa kỹ thuật (Trang 69)

5 Tiến độ và trình bày báo cáo

3.4.2.3 Kết qủa thử nghiệm ảnh hưởng của than đen đến đặc tính lưu hoá

Biến thiên đặc tính lưu hoá theo hàm lượng than đen của blend NR

Đường cong lưu hoá của các mẫu G1 trình bày trong hình 3.33 và mẫu G2 trình bày trong hình 3.34. Các thông tin về biến thiên moment max và thời gian đạt moment max trình bày trong bảng sau.

Bảng 3.21 Biến thiên moment Max và thời gian theo hàm lượng than đen (blend NR-G)

Hàm lượng than đen %

0 5 10 20 30 40 60

G1 Moment 13.95 14.52 15.00 17.51 19.54 21.63 22.31

Thời gian 2:39 2:35 2:32 2:37 2:41 2:41 3:02

G2 Moment 11.94 12.59 13.04 15.08 17.38 18.37 19.27

Thời gian 2:57 2:55 2:57 2:52 3:00 3:01 3:54

Gia tăng hàm lượng than làm cho blend trở nên rắn chắc hơn (tăng độ cứng) và moment max có xu hướng tăng cùng với hàm lượng than đen. Khi tăng thêm than đen ở cả hai nhóm mẫu G1 và G2 máy đo chỉ ra sự tăng của moment xoắn. Mẫu G1 có moment xoắn cao hơn tương ứng. Hàm lượng than đen tăng từ 0 – 60 % giá trị moment xoắn tăng từ 15,0 đến 22,3 (G1) và từ 11,9 đến 19,3 lb-in (G2) trung bình 20 phút ở nhiệt độ thử 145 oC.

Khi thêm các chất phụ gia có tính trơ (trong trường hợp này là phụ gia gia cường than đen), trong điều kiện thí nghiệm thời gian lưu hoá có thay đổi đáng kể. Ở cả hai nhóm mẫu thêm than đen làm cho các mẫu chậm “chín“ hơn trong thử nghiệm đặc tính trên máy Rheo. Thời gian tăng thêm khi đưa than vào mẫu là khoảng 20 giây ở mẫu G1 và khoảng 60 giây ở mẫu G2 khi thêm than tới 60 %.

Hình 3.33 Đường cong lưu hoá mẫu G1 (trợ tương hợp HD)

Hình 3.34 Đường cong lưu hoá mẫu G2 (trợ tương hợp CSTNgAM)

Khi quan sát các đường cong lưu hoá nhìn chung thể hiện quá trình lưu hoá đều, blend không có những biến đổi bất thường ở cả mẫu G1 và mẫu G2. Một điểm có thể lưu ý liên quan tới moment max có xu hướng tăng với hàm lượng than, đường cong cuối quá trình thấp xuống thể hiện tính chịu nhiệt thấp hơn so với mẫu blend cao su tổng hợp (mẫu H) tương ứng.

Biến thiên đặc tính lưu hoá theo hàm lượng than đen của blend NBR Bảng 3.22 Biến thiên moment Max và thời gian theo hàm lượng than đen (blend NBR-H)

Hàm lượng than đen %

0 5 10 20 30 40 60

H1 Moment 18.76 17.64 17.30 19.71 21.34 21.57 22.04

Thời gian 5:14 6:09 3:38 3:06 2:33 1:47 1:32

H2 Moment 15.90 16.33 17.18 16.59 18.95 19.19 19.53

Thời gian 5:27 5:26 4:21 2:06 1:50 1:25 1:03

Trong thử nghiệm với các blend cao su tổng hợp nitril, moment xoắn khi lưu hoá cũng tăng đều cùng với hàm lượng than. Giá trị moment xoắn từ 18,8 tăng tới 21,6 (mẫu H1) và 15,9 tới 19,2 lb-in (mẫu H2) ở nhiệt độ lưu hoá 150 oC trong 20 phút thử. Khi tăng thêm nữa tới 60 % than, giá trị moment tăng thêm chậm.

Trên máy đo hai thông số giá trị moment xoắn và thời gian đạt 90 % moment max ghi nhận đồng thời trong bảng 3.22. Khi thêm than đen, thời gian lưu hoá giảm nhanh từ khoàng 5 phút xuống chỉ từ 1 đến 1,5 phút. Điểm này được đánh giá là có lợi cho gia công.

Hình 3.35 Đường cong lưu hoá mẫu H1 (trợ tương hợp HD)

Hình 3.36 Đường cong lưu hoá mẫu H2 (trợ tương hợp CSTNgAM)

Khi quan sát các đường cong lưu hoá nhìn chung thể hiện quá trình lưu hoá ổn định, blend không có những biến đổi bất thường ở cả mẫu H1 và mẫu H2 (hình 3.35 và 3.36). Một điểm có thể lưu ý liên quan tới moment max có xu hướng tăng với hàm lượng than, đường cong nằm ngang ở cuối quá trình thể hiện tính chịu nhiệt (chống lão nhiệt tốt) của blend.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tái chế photoresist phế thải làm phụ gia biến tính cao su nhựa kỹ thuật (Trang 69)