Khảo sát các hệ blend

Một phần của tài liệu nghiên cứu tái chế photoresist phế thải làm phụ gia biến tính cao su nhựa kỹ thuật (Trang 32)

5 Tiến độ và trình bày báo cáo

2.3.3 Khảo sát các hệ blend

Phương pháp nghiên cu, và thiết b s dng

Xác định độ cứng bằng Shore Durometer, USA theo tiêu chuẩn TCVN1595-1-2007. Xác định cơ lý tính bằng máy Zwick 1445, Đức, theo tiêu chuẩn TCVN 4509-2006. Xác định trương nở trong dung môi theo TCVN 2008 trong nước, dầu ở 70oC trong 72 giờ

Xác định lão hoá theo tiêu chuẩn TCVN 2229: 2007.

Các giá trị trong bảng kết quả trong phụ lục của 04 nhóm chỉ tiêu độ cứng, cơ lý, trương nở trong dung môi và lão hoá là giá trị trung bình của 3 tấm mẫu, mỗi tấm đo 3 lần (tổng cộng 9 phép đo) và báo cáo theo qui định PTN VILAS 229 trình bày trong tập phụ lục riêng.

Chụp ảnh FE-SEM, kiểu phát xạ trường (Field emission – FE) máy S4800. Một lớp rất mỏng hợp kim Pt (90 %) -Au được phủ lên bề mặt cần chụp để, một mặt tạo sự dẫn điện tích bề mặt mẫu, mặt khác tăng cường khả năng phát xạ điện tử thứ cấp để ảnh được sắc nét và rõ ràng. Mẫu được cắt và chụp phần bên trong (không phải bề mặt tiếp xúc khuôn ép). Các mẫu được chụp ở nhiều độ phóng đại khác nhau từ 250 đến 2000 lần. Để tiện so sánh độ phóng đại 400 lần được thống nhất cho các mẫu trong báo cáo. Máy luyện kín (benbery) của Việt Nam chế tạo dùng cho sơ luyện

Máy cán hai trục TOYOSEIKI B010 của Nhật Bản dùng cho cán trộn và vào lưu huỳnh

Quá trình thc nghim

Chuẩn bị nhựa cảm quang

Nhựa cảm quang được phân loại, loại bỏ rác và các mảnh bao gói, sấy đến hàm ẩm 18 - 22 %, cắt tạo hình kích thước 1,5 x 1,5 mm.

Tạo hỗn hợp cao su với nhựa cảm quang

Hỗn hợp cao su nền được hỗn luyện theo đơn. Dãy mẫu được thực hiện với hàm lượng nhựa cảm quang tăng dần từ 0 % đến 50 % (Neoprene) 0 % - 80 % (NR và NBR) khối lượng. Mẫu không chứa nhựa photoresist dùng để so sánh. Mẫu hỗn hợp được lưu hoá trong khuôn kích thước 15 x 15 cm dày 2 mm ở 145 oC trong 10 phút. Sau khi lưu hoá mẫu được sấy ở 110 oC, trong 2 giờđể khửứng suất dư tạo nên từ quá trình gia công.

Đơn pha chế

Bảng tổng hợp các đơn pha chế dùng trong các thí nghiệm trình bày trong bảng sau.

Bảng 2.1 Tổng hợp các đơn blend dùng trong nghiên cứu

Thành phần NR NR (G-H) NR (I-K) NBR NBR (G-H) NBR (I-K) CR 1 2 3 4 5 6 7 8 Caosu 100 100 100 100 100 100 100 Bột than 20 0-60 40 20 0-60 40 20 Stearic axít 2 3 3 1 3 3 1 ZnO 5 5 5 5 5 5 5 MgO - - - 7 Xúc tiến MBT 0,5-1,0 1,0 1,0 0.5 0,5 0,5 0,5 Xúc tiến DM 1,0 1,5 1,5 0.5 0,5 0,5 - Xúc tiến TMTD 0,5-1,0 0,5-1,0 0,5-1,0 0,25- 0,5 0,25- 0,5 0,25- 0,5 0,25- 0,5 Phòng lão D và 4020 1-2 1-2 1-2 1-2 1-2 1-2 1-2 Lưu huỳnh 2-3 2-3 2-3 1,0-1,5 1,0-1,5 1,0-1,5 1,0-1,5 Hoá dẻo DOP - - - 5-10 - - 5-10 Dầu cao su 20 - - - Nhựa photoresist 0-80 40 40 0-80 40 40 0-50 Trợ tương hợp 1 5 0-7 1 5 0-7 - Ghi chú: TTH: CSTNgAM cho NR, và HD cho NBR

Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu [93], [94]. [133]

Các cột 2, 5, 8 dùng trong thí nghiệm thăm dò (mục 3.3); Cột 3, 4, 6, 7 dùng trong các thí nghiệm tối ưu thành phần (mục 3.4). Trong nghiên cứu tối ưu thành phần, thử nghiệm tối ưu hàm lượng than đen (mẫu G-H), hàm lượng TTH được cố định ở 5 % và hàm lượng than dao động trong khoảng 0 – 60 %. Thử nghiệm tối ưu hàm lượng TTH, hàm lượng than cố định 20 % và hàm lượng TTH biến thiên trong khoảng 0 – 7 %.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tái chế photoresist phế thải làm phụ gia biến tính cao su nhựa kỹ thuật (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)