5 Tiến độ và trình bày báo cáo
3.3.1.1 Ảnh hưởng của hàm lượng PR và trợ tương hợp đến tính năng cơ lý
Trong hệ nghiên cứu này các ký hiệu giải thích trong Bảng sau:
Bảng 3.14 Ký hiệu các nhóm mẫu
Kí hiệu Ý nghĩa
E1 Cao su NBR không trợ tương hợp
E2 NBR-NBR maleic hoá
E3 NBR-Dầu hạt điều
E4 NBR-Cao su Epoxy (ENR)
E5 NBR-Caosu Acrylat (ACM)
Trong hệ cao su NBR, thử nghiệm kéo đứt của chúng tôi với các blend chứa các trợ tương hợp khác nhau cũng có cùng xu hướng như của cao su NR đặc trưng bởi lực kéo đứt cao hơn và bền hơn với gia tăng của hàm lượng PR trong khoảng 30 – 60 %PR. Tuy nhiên thứ tự suy giảm kéo đứt thay đổi cao nhất là blend E3 và thấp nhất là blend E1 (so sánh) và E2. So với hệ cao su NR nhìn chung giá trị kéo đứt tương ứng của NBR thấp hơn (Giá trị tối đa của các blend ở hàm lượng PR khoảng 15 – 17 MPa. Giá trị tối thiểu ứng với hàm lượng PR 60 % của cao su NR và NBR tương ứng là 9- 13 MPa và 9-10 Mpa.
Hình 3.10 Biến thiên kéo đứt theo hàm lượng PR (blend NBR)
Hình 3.11 Biến thiên dãn dài theo hàm lượng PR (blend NBR)
Ở thử nghiệm kéo dãn dài, các mẫu blend NBR đạt giá trị tuyệt đối tương ứng với hàm lượng PR và loại trợ tương hợp thấp hơn ở mẫu blend NR. Các mẫu blend NBR có sự suy giảm nhanh của dãn dài và cùng một xu hướng. Sắp xếp giá trị dãn dài của các mẫu NBR theo trình tự sau E3>E4, E5>E2>E1.
Biến thiên độ cứng của nhóm mẫu NBR theo hàm lượng PR trình bày trong hình 3.12. Kết quả cho thấy khá rõ xu hướng thay đổi độ cứng của nhóm mẫu NBR ngược với mẫu NR trong cùng điều kiện. Độ cứng có xu hướng tăng tuyến tính với hàm lượng PR. Như vậy thay vì làm cho blend mềm dẻo, PR có khả năng tương tác với hợp phần khác làm làm blend trở nên bền rắn hơn.
Hình 3.12 Biến thiên độ cứng theo hàm lượng PR (blend NBR)