Tổng quan về quản lý CTNH trên địa bàn

Một phần của tài liệu nghiên cứu tái chế photoresist phế thải làm phụ gia biến tính cao su nhựa kỹ thuật (Trang 35)

5 Tiến độ và trình bày báo cáo

3.1.1 Tổng quan về quản lý CTNH trên địa bàn

3.1.1.1 Hệ thống văn bản pháp lý

Theo Luật Ban hành Văn bản Qui phạm Pháp luật ngày 3/6/2008, hệ thống văn bản qui phạm gồm 12 mức. Trong lĩnh vực môi trường, hệ thống có thể mô tả trong Hình 3.1. Luật BVMT Nghị định Thông tư Quyết định – Hướng dẫn Hình 3.1Cấu trúc hệ thống văn bản quản lý môi trường

Một số văn bản pháp lý quan trọng được ban hành và có hiệu lực áp dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam như sau:

Luật BVMT năm 2005. Luật dành riêng Chương VIII về quản lý chất thải trong đó mục 2 nói về CT − NH. − Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn quy định về hoạt động quản lý CTR, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến chất thải rắn,

− Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên &Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại” áp dụng đối với CTNH ở thể rắn, lỏng và bùn.

− Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên& Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại - hướng dẫn nhận biết, phân loại các CTNH, làm căn cứ cho việc quản lý CTNH.

− Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại - QCVN 07: 2009/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về CTR biên soạn,

Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.1.1.2 Tổ chức quản lý CTNH

Cơ quan quản lý nhà nước về CTNH cấp địa phương nằm trong tổ chức của cơ quan quản lý môi trường tỉnh thành là Sở Tài nguyên và Môi trường. Tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Chi cục BVMT đảm nhiệm chức năng quản lý CTNH. Khác với hai tỉnh trên, do đặc điểm riêng về qui mô và tổ chức hành chính, tại Tp. Hồ Chí Minh, chức năng quản lý CTNH thuộc về Phòng Quản lý Chất thải rắn. Ngoài điểm khác biệt trên, tổ chức phân công nhiệm vụ và các nhiệm vụ thường xuyên tại các địa bàn trên hoàn toàn giống nhau và tuân thủ một hệ thống văn bản pháp qui thống nhất. Cũng do nhu cầu quản lý ban đầu là CTR của một thành phố lớn, Phòng quản lý CTR của Tp. Hồ Chí Minh ra đời thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến CTR và sau này bao gồm cả CTNH. Phòng được đánh giá là nơi có kinh nghiệm, tổ chức chặt chẽ nhất so với các Chi cục BVMT các tỉnh liên quan đến quản lý CTR. Phần tiếp theo là mô tả về tổ chức quản lý CTR và CTNH ở Phòng Quản lý CTR của Tp. Hồ Chí Minh.

Phòng có nhiệm vụ (1/2010) quản lý CTR bao gồm cả CTNH trên địa bàn Tp.HCM. Các cơ sở chủ nguồn thải trên địa bàn và các chủ vận chuyển, hoặc chỉ vận chuyển và xử lý có trách nhiệm báo cáo hoạt động trực tiếp cho Phòng và chịu sự quản lý. Phòng quản lý các hồ sơ và lập sổ đăng kí chủ nguồn thải cho các cơ sở có phát sinh CTNH trên địa bàn. Các cơ sở tham gia dịch vụ xử lý môi trường báo cáo 6 tháng/ lần về tình hình thu gom và xử lý. Trong một số trường hợp cơ sở có chức năng xử lý vừa làm nhiệm vụ vận chuyển CTNH vừa xử lý. Một số cơ sở chuyên về vận chuyển hoặc chỉ xử lý một phần CTNH, phần khác được chuyển tiếp qua công ty chuyên xử lý loại CTNH này. Quản lý CTNH theo dựa trên hệ thống văn bản (manifest) theo sơđồ trong hình 3.2.

Phòng Quản lý CTR Tp.HCM

Hình 3.2Sơđồ đăng ký quản lý CTNH trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh

Phòng CTR quản lý đồng thời các chủ vận chuyển vận chuyển CTNH đến thành phố và chủ xử lý tiêu hủy CTNH trên địa bàn thành phố nhưng đăng ký ngoài Tp. Hồ Chí Minh.

Chủ nguồn thải CTNH Chủ vận chuyển CTNH Chủ xử lý, tiêu hủy CTNH

3.1.2 Thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH 3.1.2.1 Quản lý CTNH 3.1.2.1 Quản lý CTNH

Công tác quản lý là nhiệm vụ trọng tâm được thể hiện trong Báo cáo của Sở TN&MT trên cơ sở báo cáo của Phòng Quản lý CTR hay Chi cục BVMT. Tình hình quản lý trong CTNH 06 tháng đầu năm 2009 thể hiện ở một số nội dung: tình hình chung về các hoạt động quản lý CTNH; phát sinh CTNH; cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải; … được trình bày trong bảng sau.

Bảng 3.1 Thông tin về quản lý CTNH ở địa bàn

Tp. Hồ Chí Minh Tỉnh Bình Dương Tỉnh Đồng Nai

Cấp sổ chủ

nguồn thải 798 sổ (đến 30/6/2009) 602 sổ (đến 18/11/2009) 730 ssố 1000 cổ (đếơn 3/11/2009) trong sở có phát sinh CTNH

Cấp phép hành nghề

vận chuyển

29 đơn vị vận chuyển, 06 đơn vị xử lý do Sở TNMT cấp phép. Có 4 cơ sở trong đó 1 DNTN do bộ cấp phép b3 cộ cơấ sp phép ở trong đó 2 đơn vị do Công việc liên quan tới quản lý Xét duyệt 46 phương án xử lý tiêu hủy hàng hóa, chủ yếu là các nguyên phụ liệu của ngành gia công hàng may mặc; dược phẩm quá hạn, hư hỏng;…. - Xử lý vi phạm trong quản lý đối với SONADEZI, và DNTN Tân Phát Tài về vi phạm về thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH. Phát sinh CTNH Ước tính 1.500 tấn/tháng Danh mục CTNH do chủ

nguồn thải đăng ký phát sinh 185 loại (tổng danh mục chất thải nguy hại gần 900 loại).

Ước tính 2000 tấn/tháng Ước tính 9.034 tấn/tháng

Nguồn: Tổng hợp từ [23] [113] [116]

Việc cấp sổ chủ nguồn thải ở các địa bàn đang được đẩy nhanh. Tại Tp. HCM đã cấp 798 sổ, Bình Dương 602 sổ và ở Đồng Nai 730 sổ. Tuy nhiên số sổ được cấp chỉ mới chiếm khoảng 3/4 trên số tổng các đơn vị có phát sinh CTNH và chưa tính đến các đơn vị mới thành lập.

Con số thống kê cho thấy số doanh nghiệp được cấp phép vận chuyển tại Tp. HCM lớn nhất với 29 đơn vị vận chuyển và 6 đơn vị xử lý hoàn toàn do Sở TNMT cấp phép trong đó với lượng phát thải CTNH lớn hơn nhiều như Bình Dương 2 - 4 ngàn tấn/ tháng chỉ có 4 cơ sở thực hiện. Tại Đồng Nai chỉ có 3 cơ sở có chức năng trong đó Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi đang tạm ngưng hoạt động.

Danh mục CTNH do chủ nguồn thải đăng ký phát sinh rất đa dạng (185 loại, tổng danh mục chất thải nguy hại gần 900 loại ở Tp. HCM). Loại chất thải nguy hại chiếm nhiều nhất là: bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, bao bì nhiễm chất thải nguy hại (thùng, nylon, giấy,…); vật liệu thấm hút nhiễm chất thải nguy hại (giẻ lau, găng tay,…);… Trong thực tế nhiều chất thải đã bị gom thành các nhóm chính và gán cho các mã số nhóm như bùn thải của hệ thống xử lý.

Tại Bình Dương và Đồng Nai, trong các hoạt động quản lý CTNH, Chi cục tập trung vào việc tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức về quản lý CTNH cho các

doanh nghiệp trong và ngoài KCN, in ấn và phát tài liệu liên quan đến CTNH cho các doanh nghiệp (tỉnh Bình Dương), đồng thời lồng ghép phổ biến kiến thức về quản lý CTNH trong các lớp tập huấn kiến thức môi trường cho doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; Ngoài ra công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về CTNH cũng được lồng ghép qua các chương trình thanh kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường. Tại Tp HCM, công tác này được tập trung vào việc xây dựng các qui trình hướng dẫn, thực hiện quản lý CTNH, xét duyệt các phương án tiêu hủy hàng hóa đáp ứng các yêu cầu phát triển của một thành phố lớn, đầu mối của nguồn nguyên liệu sản xuất và nơi tập trung các cơ sở thu gom và xử lý CTNH lớn nhất trong khu vực.

3.1.2.2 Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH

Tại Tp. Hồ Chí Minh

Việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH ở các địa bàn có nhiều phức tạp và có các con số không thống nhất. Tại Tp. HCM, mặc dù có tới 35 cơ sở có chức năng thu gom vận chuyển và xử lý CTNH nhưng đến đầu tháng 11/2009, Phòng Quản lý CTR Tp.HCM mới chỉ có 10 cơ sở báo cáo về tình hình hoạt động của cơ sở. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH được các đơn vị có chức năng báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm 2009 khoảng 257 ngàn tấn/6 tháng (257.716.236,5 kg; 800 lít CTNH; 80m3 nước thải nhiễm CTNH). Con số này sẽ tăng lên cao khi tất cả đơn vị được cấp phép thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH thực hiện báo cáo định kỳ.

CTNH được các đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý được phân thành 03 nhóm chính: (1) - Nhóm chuyên về dầu; (2) - Nhóm chuyên về xúc rửa thùng phuy đựng hóa chất; (3) - Nhóm các loại chất thải nguy hại còn lại.

Tỉnh Bình Dương

Trong 10 chủ vận chuyển tham gia vận chuyển CTNH trên địa bàn Tỉnh, có 4 chủ vận chuyên có cơ sở đăng ký tại Bình Dương (chiếm 40 %), 2 chủ vận chuyển có cơ sởở Tp.HCM (chiếm 20 %), số còn lại: 01 chủ vận chuyển ở Bà Rịa Vũng Tàu, 01 chủ vận chuyển ở Đồng Nai, 01 chủ vận chuyển ở Tiền Giang và 01 chủ vận chuyển thuộc Hải Phòng.

Tổng khối lượng chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được 10 chủ vận chuyển thu gom trong 06 tháng đầu năm 2009 khoảng 4 772 tấn/6 tháng (4.772.849 kg CTNH, khối lượng chất thải nguy hại được xử lý và tiêu hủy là 4.655.313 kg).

Các chủ vận chuyển có cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương, ngoài việc thu gom CTNH trên địa bàn Tỉnh, các chủ vận chuyển này còn thu gom ở các tỉnh lân cận. Theo số liệu thống kê của 4 chủ vận chuyển (Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước – Môi trường Bình Dương; Công ty TNHH TM&XLMT Thái Thành; Công ty TNHH SX-TM-DVMT Việt Xanh và DNTN Mỹ Nga) trong 6 tháng đầu năm 2009, các chủ vận chuyển này đã thu gom khoảng 32 Doanh nghiệp ở các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Tp.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu… với khối lượng 1.676.068 kg.

Tỉnh Đồng Nai

Theo Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu về môi trường theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai (tháng 10/2009) của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai [115], hiện có 12 đơn vị tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTNH trên địa bàn. Tổng khối lượng chất thải nguy hại được 12 đơn vị này thu gom, xử lý trong 9 tháng đầu năm là 58.522 tấn (6.502 tấn/tháng). Lượng CTNH còn lại được lưu giữ tại cơ sở, doanh nghiệp hoặc phân loại chưa triệt để còn lẫn trong chất thải rắn thông thường.

Trong tổng khối lượng CTNH được 12 đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý trong 9 tháng đầu năm là 58.522 tấn, trong đó DNTN Tân Phát Tài thu gom xử lý khoảng 6,91 tấn chiếm 11,8 % so tổng lượng CTNH được thu gom xử lý.

3.1.3 Nguồn phát sinh photoressit phế thải 3.1.3.1 Nguồn phát sinh 3.1.3.1 Nguồn phát sinh

Các lĩnh vực sử dụng nhựa cảm quang gồm: trong in ấn, trong sản xuất linh kiện điện tử, và phổ biến nhất là sử dụng trong việc sản xuất một loại linh kiện điện tửđặc biệt là mạch in. Mạch in có thể hiểu như loại linh kiện dùng để kết nối các linh kiện khác trong thiết bị điện và điện tử. Việc phát triển mạnh mẽ với chi phí thấp của các thiết bị điện, điện tử gắn liền với công nghệ này mà bản chất của nó là quá trình chuyển ảnh sử dụng công nghệ in với phim ảnh là nhựa cảm quang.

Tại Việt Nam, nhựa cảm quang sử dụng nhiều nhất là trong lĩnh vực sản xuất PWB này. Một đặc điểm của công nghệ này là tất cả nhựa đưa vào sử dụng đều bị thải bỏ và trở thành chất thải – nhựa photoresist phế thải (PR). Như vậy việc tìm nguồn này cần hướng tới các cơ sở sản xuất bo mạch điện (linh kiện điện tử) với các qui mô khác nhau trên địa bàn. Tiền xử lý Soi ảnh Tiền gia nhiệt Dán màng phim (DFR) Chờ, nghỉ Chờ, nghỉ Hiện ảnh Ăn mòn đế Bóc lớp phim cảm quang khô PHÒNG SẠCH

Hình 3.3 đồ khối quá trình sản xuất bo mạch sử dụng phim cảm quang khô

Do tính đơn giản của công nghệ sản xuất bo mạch, và tính phổ biến của các vật tư thiết bị nên các cơ sở sản xuất nhỏ cũng có thể sản xuất thủ công các bo mạch với công suất thấp với chất lượng thấp hơn nhưng phù hợp với qui mô và sản phẩm điện. Tuy nhiên cơ sở có năng suất cao và sản phẩm có chất lượng cao là những nhà máy lớn với dây chuyền hiện đại. Ví dụ như dây chuyền điển hình của nhà máy sản xuất bo mạch điện Fujitsu tại KCN Biên Hoà 2 tỉnh Đồng Nai. Sơ đồ dây chuyền sản xuất bo mạch trình bày trong hình 3.3.

Tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất và cách quản lý chất thải, photoresist phế thải có thể được tách riêng, xử lý riêng (như ở NM Fujitsu) nhưng cũng có nhiều trường hợp chất thải này được gom chung với các loại chất thải bỏ khác như:

- Sản phẩm hư hỏng (rìa bo, bản mạch phế phẩm) - Các hoá chất thải bỏ

- Bao bì, giẻ lau dính dầu mỡ

- Hoặc các loại chất thải sinh hoạt khác làm phát sinh lượng lớn chất thải

Trong trường hợp này việc xử lý hay vận chuyển tiêu huỷ chất thải đều gặp nhiều khó khăn.

3.1.3.2 Lượng photoresist phế thải

Tại Tp HCM

Công nghệ sản xuất PWB khá đơn giản với những chế phẩm thương mại phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong nhiều doanh nghiệp, công ty sản xuất lắp ráp, gia công linh kiện nhỏ. Tuy nhiên cũng do qui mô nhỏ, lượng photoresist phế thải bị trộn lẫn với các chất thải khác. Theo số liệu của 798 chủ nguồn thải ở Tp. Hồ Chí Minh trong bảng sau cho thấy lượng chất thải từ công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử hàng tháng là 1.467 kg, 223.095 bo mạch điện, 100 lít nước thải rửa bo mạch in.

Bảng 3.2 Tổng hợp khối lượng CTNH lẫn PR từ công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử Tp. Hồ Chí Minh T T PR phế thải từ các nguồn

Loại hình sản xuất Cơ sở sản xuất Khối lượng/ 1 tháng

1 Rìa bo, khung mạch điện tử

Sản xuất, lắp ráp các loại máy thu hình màu, radio cassette và dàn âm thanh

Cty TNHH Panasonic AVC Việt Nam (Phường Phước Long B, Q9)

120 kg

2 Bản mạch phế phẩm

Sản xuất gia công và xuất khẩu các đồ điện tử, dụng cụ và khuôn dập Cty TNHH Sanyo Semiconductor 300 kg 3 Các linh kiện, thiết bị điện tử, bo mạch

Sản xuất các thiết bị văn phòng, máy tính, công nghiệp điện tử tiêu dùng

Cty TNHH Jabil Việt Nam (Lô I4-B1, Lê Văn Việt, KCNC, Q9)

300 kg

4 Bản mạch IC phế phẩm

Các máy móc thiết bị hư hỏng không sử dụng để sản xuất Cty TNHH Sanyo Semiconductor 223.095 cái 5 Bo mạch điện tử (mạch board vụn)

Sản xuất thiết bị điện tử Cty JVC Việt Nam

(Số 6, Phạm Văn Hai, P2, Q.Tân Bình) 45 kg 6 Bản mạch trong sản xuất sản phẩm chíp điện tử Hoàn chỉnh và sản xuất sản phẩm chíp điện tử

Cty TNHH Intel Products.Viet Nam

(Lô T3B, Lê Văn Việt, KCNC, Q9)

200 kg

7 Bo mạch hư; nước thải rửa bo mạch

Thiết kế, sản xuất, gia công xuất khẩu mô đun cảm biến kỹ thuật số các loại

Cty TNHH Điện tử D.G.S (Lô I3-2, đường N2, KCNC, Phường Tăng Nhơn Phú A, Q9) 2kg-bo mạch 100 lít nước rửa bo mạch 8 Các linh kiện điện tử thải

Lắp ráp điện tử Cty TNHH Điện tử Samsung Vina

(Số 938 QL 1A, phường Linh

Một phần của tài liệu nghiên cứu tái chế photoresist phế thải làm phụ gia biến tính cao su nhựa kỹ thuật (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)