Kết qủa thử nghiệm ảnh hưởng của than đen đến tính năng cơ lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu tái chế photoresist phế thải làm phụ gia biến tính cao su nhựa kỹ thuật (Trang 67)

5 Tiến độ và trình bày báo cáo

3.4.2.2 Kết qủa thử nghiệm ảnh hưởng của than đen đến tính năng cơ lý

Biến thiên cơ lý theo hàm lượng than đen của blend Cao su NR (G)

Hình 3.27 Biến thiên kéo đứt theo hàm lượng than đen (mẫu NR-G)

Hình 3.28 Biến thiên dãn dài theo hàm lượng than đen (mẫu NR-G)

Việc gia tăng hàm lượng than đen làm tăng giá trị kéo đứt của mẫu từ giá trị khoảng 10 MPa đến 12 và 14 MPa (hình 3.27). Mẫu chứa CSTNgAM có mức độ tăng cao hơn. Trên 40 % than đen, đường xu hướng cho thấy việc tăng thêm than không làm tăng cường độ chịu kéo đứt mà có xu hướng giảm. Khoảng 30 – 40 % than blend đạt cường độ chịu kéo tối đa.

Trong hình 3.28 chỉ ra sự giảm dãn dài của mẫu. Khi hàm lượng than tăng lên độ dãn dài khi kéo đứt có xu hướng giảm. Ở gía trị ban đầu (0 % than) giá trị kéo đứt nằm trong khoảng từ 830 - 870 %. Dãn dài giảm có xu hướng tuyến tính tới 410 – 580 % ở hàm lượng than 60 % tương ứng mẫu G1 và G2.

Hình 3.29 Biến thiên độ cứng theo hàm lượng than đen (mẫu NR-G)

Tăng hàm lượng than làm tăng nhanh độ cứng của mẫu. Khi không chứa than (mẫu so sánh) độ cứng của mẫu chỉ dao động quanh 50 Shore A (hình 3.29). Với lượng than khoảng 40 % trong blend mẫu đạt độ cứng dao động quanh 60 Shore A. Việc tăng thêm tới 60 % độ cứng đạt trên 70 Shore A. Thực tế người ta hay dùng than đen đểđiều chỉnh độ cứng của mẫu/sản phẩm.

Biến thiên cơ lý theo hàm lượng than đen của blend cao su NBR (H)

Tăng hàm lượng than đen lực kéo đứt của mẫu tăng nhanh và khi hàm lượng than trên 35 % lực kéo đứt tăng chậm và có xu hướng giảm. Các mẫu H1 và H2 đạt các giá trị tương ứng khác nhau nhưng có cùng xu hướng thể hiện một điểm cực đại kéo đứt ở khoảng 40 % than đen (hình 3.30).

Hình 3.30 Biến thiên kéo đứt theo hàm lượng

than đen (mẫu NBR-H) Hình 3.31 Bithan ến thiên dãn dài theo hàm lđen (mẫu NBR-H) ượng

Tương tự như biến thiên kéo đứt, độ dãn dài của các mẫu cũng có xu hướng tạo nên cực đại ứng với hàm lượng than trong khoảng 20 -30 %. Giá trị kéo đứt của các mẫu H1 (chứa HD) có gía trị lớn hơn mẫu H2 (chứa CSTNgAM) (hình 3.31).

Hình 3.32 Biến thiên độ cứng theo hàm lượng than đen (mẫu NBR-H)

Độ cứng của blend so sánh (chưa có than đen) xấp xỉ 60 Shore A. Độ cứng tăng với việc thêm than đen. Độ cứng của các mẫu không có chênh lệch nhiều ứng với cùng hàm lượng than (khoảng 71-72 Shore A ở hàm lượng 40 % than đen, và 74 – 75 Shore A khi chứa 60 % than đen) (hình 3.32).

Một phần của tài liệu nghiên cứu tái chế photoresist phế thải làm phụ gia biến tính cao su nhựa kỹ thuật (Trang 67)