5 Tiến độ và trình bày báo cáo
3.2.3 Hàm lượng chất tan trong PR
Khi đưa PR ra khỏi các thùng chứa, do khả năng giữ nước thực tế của PR nhỏ hơn hàm ẩm nên có hiện tượng rỉ nước. Nước rỉ rất đậm đặc và có khối lượng riêng lớn. Để tách biệt phần không tan, chúng tôi tiến hành xác định lượng chất tan trong nước và xác định ảnh hưởng của nước rỉ đến môi trường trên cơ sở các đặc tính hoá lý của nước rỉ loãng. Kết quả xác định hàm ẩm (giá trị trung bình của các nhóm mẫu) cho thấy: mẫu nhóm 1 có hàm ẩm 82,03 %; nhóm mẫu 2 có hàm ẩm 53,77 %, nhóm mẫu 3 có hàm ẩm 9,91 (nhóm 3), và nhóm mẫu 4 có độ ẩm tương ứng 7,83 %.
Hình 3.6 Giá trị trung bình hàm lượng chất tan (hàm
ướt) của các mẫu PR Hình 3.7 Giá trịkhô) c trung bình hàm lủa các mẫu PRượng chất tan (hàm
Kết quả phân tích hàm lượng chất tan (giá trị trung bình của các nhóm mẫu) trình bày trong hình 3.6 và hình 3.7. Hàm lượng chất tan của các mẫu so với hàm ướt dao động trong khoảng lớn từ 1,53 % đến 6,32 % (hình 3.6). Tuy nhiên, khi qui về hàm khô (cơ sở), hàm lượng chất tan của các nhóm mẫu không khác biệt nhiều, các giá trị dao động từ 7,03 - 8,53 % (hình 3.7). Hàm lượng chất tan theo hàm khô giảm dần từ nhóm mẫu 1 (mẫu nguyên) Æ mẫu 2 (hong khô) Æ mẫu 3 (phơi sấy) Æ mẫu 4 (sấy, cắt). Sự giảm chất tan trong các mẫu được cho là một phần dẫn xuất acrylat khâu mạch tiếp trong quá trình phơi, sơ chế. Kết quả này phù hợp với việc xác định lượng chất tan còn lại sau khi chiếu xạ thêm bằng đèn tử ngoại với các mẫu nguyên thủy [134] và phù hợp với phân tích đánh giá thành phần của PR theo phổ hồng ngoại.