5 Tiến độ và trình bày báo cáo
3.4.3.2 Kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của hàm lượng trợ tương hợp tính năng cơ lý
cơ lý
• Biến thiên cơ lý theo hàm lượng trợ tương hợp của blend cao su NR (I)
Khi tăng hàm lượng TTH chúng tôi đo được sự tăng của kéo đứt tỷ lệ thuận trong cả hai nhóm mẫu I1 và I2. Giá trị xuất phát (ứng với TTH bằng 0 %) khoảng 11,5 – 11,6 MPa. Đường xu hướng đạt giá trị cực đại khoảng 12,7 - 13 MPa (I1) và 14,5 MPa (I2) ứng với hàm lượng TTH khoảng 5 %. Việc tăng thêm TTH không làm tăng thêm lực kéo đứt. Giá trị kéo đứt tuyệt đối của I2 lớn hơn đáng kể của I1 tương ứng (hình 3.37).
Hình 3.37 Biến thiên kéo đứt theo hàm lượng trợ tương hợp (mẫu NR-I)
Hình 3.38 Biến thiên dãn dài theo hàm lượng trợ tương hợp (mẫu NR-I)
TTH không làm tăng dãn dài nhưng giá trị của hai blend khác nhau. Giá trị xuất phát của 2 blend là khoảng 410 – 520 %. Ở blend I1 giá trị tuyệt đối nhỏ nhưng có sự gia tăng kéo dài lớn hơn của nhóm mẫu I2 tương ứng với lượng TTH thêm vào. Có thể coi TTH hầu như không ảnh hưởng đến dãn dài của nhóm I2 (hình 3.38).
Cả hai nhóm mẫu đều có biến thiên độ cứng tỷ lệ nghịch với hàm lượng TTH thêm vào. Giá trị xuất phát của độ cứng của hai nhóm (0 % TTH ) dao động ở 69,3 – 70,4 Shore A. Tăng tối đa TTH đến 7 %, độ cứng của nhóm mẫu I1 giảm còn 67,8 trong khi ở nhóm I2 giá trị này là 69,5 Shore A. Xu hướng biến đổi của độ cứng thể hiện trong hình 3.39.
Hình 3.39 Biến thiên độ cứng theo hàm lượng trợ tương hợp (mẫu NR-I)
• Biến thiên cơ lý theo hàm lượng trợ tương hợp của blend cao su NBR (K)
Kết quả đo biến thiên của kéo đứt với cao su NBR theo hàm lượng TTH thể hiện trong hình 3.40. Cả hai nhóm mẫu có giá trị xuất phát kéo đứt (TTH 0 %) gần nhau là 10,5 MPa. Mẫu chứa TTH là CSTNgAM không có thay đổi đáng kể về kéo đứt. Tuy nhiên mẫu K1 chứa HD lại có sự tăng nhẹ kéo đứt từ giá trị xuất phát tới khoảng 12,4 MPa theo đường xu thế.
Hình 3.40 Biến thiên kéo đứt theo hàm
lượng trợ tương hợp (mẫu NBR-K) Hình 3.41 trợBi tươến thiên dãn dài theo hàm lng hợp (mẫu NBR-K) ượng
Dãn dài của các nhóm mẫu theo hàm lượng TTH trình bày trong hình 3.41. Độ dãn dài của nhóm mẫu K2 hầu như không thay đổi nhưng mẫu K1 chứa HD có xu hướng dãn dài thêm từ giá trị xuất phát 381 % đến 421 %.
Khá giống với kịch bản trong hình 3.39 với cao su NR, biến thiên độ cứng của blend cao su tổng hợp trình bày trong hình 3.42. Giá trị xuất phát (TTH 0 %) của hai nhóm mẫu xấp xỉ nhau ở 70 Shore A. Dãy mẫu K2 chứa CSTNgAM có độ ứng ổn định hầu như không phụ thuộc vào hàm lượng TTH. Trong khi đó nhóm mẫu K1 chứa HD có sự giảm nhẹ của độ cứng. Với 7 % HD độ cứng tương ứng là 66,6 Shore A.
Hình 3.42 Biến thiên độ cứng theo hàm lượng trợ tương hợp (mẫu NBR-K)