Phương pháp phân đoạn thị trường

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUẢN TRỊ MARKETING (Trang 60)

e- Trình bày kết quả thu được

4.2.2. Phương pháp phân đoạn thị trường

Có 2 phương pháp phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp có thể sử dụng là phương pháp tập hợp và phương pháp chia cắt.

4.2.2.1. Phương pháp tập hợp

Phương pháp tập hợp xuất phát từ một khách hàng (hoặc một nhóm nhỏ khách hàng), doanh nghiệp tiến hành tập hợp những khách hàng khác có cùng mong muốn về một yếu tố nào đó của sản phẩm. Phương pháp này thường được dùng đối với những sản phẩm đặc biệt, phục vụ những nhu cầu không thiết yếu của con người, những thị trường sản phẩm có dung lượng nhỏ... Sử dụng phương pháp này doanh nghiệp có thể có được những đoạn thị trường có tính đồng nhất cao nhưng mất nhiều thời gian và công sức. Đối với thị trường hàng tiêu dùng, phương pháp này không khả thi do không đáp ứng được yêu cầu về thời gian, chi phí và tính phổ dụng đối với thị trường có dung lượng lớn.

4.2.2.2. Phương pháp chia cắt

Phương pháp chia cắt được sử dụng phổ biến hơn trong thực tiến kinh doanh của các doanh nghiệp. Xuất phát từ thị trường tổng thể, doanh nghiệp lựa chọn các thuộc tính của khách hàng để phân đoạn thị trường. Trong quá trình thực hiện doanh nghiệp có thể sử dụng một hay chuỗi các tiêu thức thuộc tính của khách hàng để phân đoạn thị trường. Để phân đoạn thị trường theo phương pháp này các doanh nghiệp thường sử dụng quy trình 3 bước sau đây:

* Bước 1: Giai đoạn khảo sát

Nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn thăm dò và tập trung vào các nhóm để hiểu sâu hơn những động cơ, thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Sử dụng những kết quả thu được, người nghiên cứu soạn thảo một mẫu phiếu câu hỏi để thu thập những số liệu về:

+ Những tính chất và xếp hạng tầm quan trọng của chúng + Mức độ biết đến nhãn hiệu và xếp hạng nhãn hiệu + Các dạng sử dụng sản phẩm

+ Thái độ đối với những loại sản phẩm

+ Những số liệu về nhân khẩu học, tâm lý và phương tiện truyền thông ưa thích của những người trả lời.

* Bước 2: Giai đoạn phân tích

Người nghiên cứu áp dụng các cách phân tích yếu tố đối với các số liệu để loại bỏ những biến có liên quan chặt chẽ. Sau đó người nghiên cứu sẽ áp dụng các phân tích cụm để tạo ra một số nhất định những đoạn thị trường khác nhau nhiều nhất.

* Bước 3: Xác đinh đặc điểm của đoạn thị trường

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp tập trung nghiên cứu sâu từng đoạn thị trường để chỉ ra đặc điểm cơ bản, các quy luật biến đổi, các thói quen phản ứng trước các tác động ... Mỗi đoạn thị trường có thể được đặt tên dựa theo đặc điểm khác biệt nổi bật nhất.

Quy trình phân đoạn thị trường này phải được lặp lại định kỳ bởi vì các đoạn thị trường thay đổi liên tục.

Một cách để phát hiện ra đạon thị trường mới và tiến hành phân đoạn là nghiên cứu thứ bậc của các tính chất mà người tiêu dùng căn cứ vào đó để lựa chọn một nhãn hiệu. Ở Mỹ, vào những năm 1960, hầu hết những người mua xe đều quyết định trước tiên là về hãng sản xuất rồi sau đó mới đến kiểu xe của hãng đó. Điều này được thể hiện thành thứ bậc của nhãn hiệu thịnh hành. Chẳng hạn như một người mua có thể chuộng xe của hãng General Motors và trong tập xe đo slại thích xe Pontiac. Ngày nay, nhiều người mua quyết định trước tiên là nước sản xuất xe mà họ muốn mua. Chẳng hạn như ngày càng có nhiều người mua quyết định trước tiên là họ muốn mua xe Nhật,

rồi sau đó mới có thể nói đến sở thích thứ hai là Toyota, rồi tiếp đến sở thích thứ 3 là kiểu xe Crown, Corolla hay Vios của Toyota. Vì vậy, doanh nghiệp phải theo dõi những thay đổi trong thứ bậc các tính chất mà người tiêu dùng sắp xếp và điều chỉnh theo những ưu tiên luôn thay đổi của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUẢN TRỊ MARKETING (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w