Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Chiến lược Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã được kiểm chứng. Thực tiễn phát triển giáo dục đất nước đã khẳng định những định hướng đúng đắn của chiến lược nhưng đồng thời cũng cho thấy cần có sự điều chỉnh. Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 với những điều chỉnh cần thiết, tạo những bước chuyển căn bản của giáo dục trong thập niên mới.
Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, nội dung giáo dục con người biết đối nhân xử thế, kinh nghiệm làm ăn để đáp ứng những thách thức của thiên tai… đã được phản ánh khá phong phú qua ca dao, tục ngữ. Còn trong hệ thống giáo dục thì quan điểm học để làm người, nghĩa là để biết ứng xử với đời đã
được coi như một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục. Cho nên, giáo dục đã quan tâm cung cấp cho người học những kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho người học có khả năng gia nhập cuộc sống xã hội.
1.3.2. Đặc trưng của học sinh dân tộc nội trú
Học sinh trường THPT DTNT ở độ tuổi trưởng thành , là đoàn viên , thanh niên , tính năng động và độc lập cao hơn so với HS trung học cơ sở ; hứng thú ho ̣c tâ ̣p của HS gắn với khuynh hướng nghề nghiê ̣p có tính lựa cho ̣n; thái độ học tập gắn với động cơ học tập . HĐHT chi ̣u sự chi phối tác đô ̣ng của môi trường sư pha ̣m và môi trường XH.
Xuất thân trong cô ̣ng đồng các dân tô ̣c thiểu số , sinh sống ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo . Kinh tế khó khăn , giáo dục chậm phát triển , tỷ lệ hộ nghèo cao , ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần . Trình độ học vấn thấp , tiếng phổ ha ̣n chế , sử du ̣ng không thành thạo ảnh hưởng tới học tập, giao lưu và tiếp thu khoa ho ̣c công nghê ̣.
Học sinh về trường PT DTNT học tập sống trong môi trường nội trú , thay đổi hình thức hoa ̣t đô ̣ng , xa rời thói quen sinh hoa ̣t hàng ngày, hẫng hu ̣t tình cảm gia đình . Trong quá trình ho ̣c tâ ̣p , chịu sự ảnh hưởng của các điều kiê ̣n KT-XH, phong tu ̣c tâ ̣p quán , lối sống cô ̣ng đồng ; các nét tâm lý như ý chí rèn luyện, kiên trì, tính kỷ luật cao, đô ̣ng cơ ho ̣c tâ ̣p chưa được xác đi ̣nh...
Đặc điểm nổi bật trong tư duy của HS là thói quen lao động trí óc không bền, ngại suy nghĩ, ngại động não. Trong ho ̣c tâ ̣p nhiều HS không biết lâ ̣t đi, lâ ̣t la ̣i vấn đề , suy nghĩ mô ̣t chiều , thụ đô ̣ng dễ thừa nhâ ̣n ý kiến người khác, không đi sâu tìm hiểu nguyên nhân , ý nghĩa diễn biến của sự vật hiện tượng. Do sống ở khu vực miền núi vùng dân tô ̣c , ít va chạm, ngại giao tiếp, khả năng tư duy độc lập, tư duy sáng ta ̣o của HS ha ̣n chế.
1.3.3. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GDNGLL trong nhà trường cần đạt được những mục tiêu sau: Mục tiêu về nhận thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã
hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh. Giúp các em sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Mục tiêu về rèn luyện kỹ năng:
+ Kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, đây là một kỹ năng cần thiết cho các em học sinh đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THPT đang muốn tự khẳng định mình. Được hiểu, học cách ứng xử có văn hóa giúp các em có đủ tự tin và sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
+ Kỹ năng tổ chức quản lý, tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động. Lứa tuổi THPT cần cho các em rèn luyện kỹ năng này để hướng cho các em biết vận dụng, tổ chức, sắp xếp kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của mình, kế hoạch giúp đỡ gia đình. Các em là những chủ thể hoạt động cần phải có kỹ năng thực hiện, kỹ năng quản lý và xử lý các hoạt động, các kỹ năng này có được từ hoạt động GDNGLL của các em.
+ Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, củng cố, phát triển hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. Thông qua hoạt động GDNGLL các em sẽ nhìn nhận được kết quả của mình, biết rút kinh nghiệm để cải thiện khả năng đánh giá, biết tự điều chỉnh hoàn thiện bản thân và giúp người khác hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục và lao động trong trường THPT.
Mục tiêu về giáo dục thái độ:
+ Hoạt động GDNGLL bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng với thầy cô, bạn bè, quê hương đất nước. Từ đó giúp cho các em biết trân trọng cái tốt, cái đẹp, bài trừ những cái xấu, lạc hậu.
+ Bồi dưỡng cho học sinh lòng tự trọng con người, tôn trọng các chuẩn mực đạo đức và những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết tôn trọng pháp luật.
+ Bồi dưỡng tính tích cực, năng động, chủ động, sáng tạo khi tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của nhà trường.
các em niềm tự hào dân tộc, mong muốn làm rạng danh truyển thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
+ Giáo dục tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè quốc tế.
Như vậy, mục tiêu của hoạt động GDNGLL cần phải đảm bảo hình thành được cho học sinh mục tiêu về nhận thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành, giáo dục thái độ đúng đắn, tích cực cho học sinh trong nhà trường.
1.3.4. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Vị trí của hoạt động GDNGLL
“HĐGDNGLL có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh, vì nó có nội dung phong phú hơn, các hình thức giáo dục đa dạng hơn, hấp dẫn hơn, phạm vi tiến hành rộng hơn, khả năng liên kết các lực lượng giáo dục dồi dào hơn” [23, tr.18].
Quá trình giáo dục và quá trình dạy học là những bộ phận của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất. Trong quá trình giảng dạy, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống, còn phải luôn luôn có hiệu quả giáo dục (giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua các môn học) và tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình giáo dục đạt hiệu quả. Trong quá trình giáo dục, ngoài việc hình thành cho học sinh về ý thức, hành vi, kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, pháp luật... còn phải tạo cơ sở cho các em bổ sung và hoàn thiện những tri thức đã học trên lớp. Vì vậy, quá trình giáo dục không những được thực hiện qua các hoạt động giáo dục trên lớp mà còn qua các HĐGDNGLL.
Kết quả giáo dục đó chính là: “Nhân cách - sức lao động” được hình thành ở học sinh. Đó là sự hình thành thái độ, kỹ năng của học sinh.
HĐGDNGLL là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục trong nhà trường được chia làm hai bộ phận:
- Hoạt động dạy học trên lớp; - HĐGDNGLL.
Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Nó thực sự là bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.
HĐGDNGLL là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội.
Từ những lý luận trên, chúng ta thấy HĐGDNGLL là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản trong nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục được thể hiện như sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc giáo dục học sinh
Vai trò của hoạt động GDNGLL
- Hoạt động GDNGLL giúp các em học sinh củng cố tri thức của mình đã được học trên lớp. Học sinh có được các tri thức là nhờ vào nhận thức các
Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp Quá trình giáo dục học sinh
Hoạt động Dạy - Học và Giáo dục trên lớp
Mục tiêu giáo dục: Nhân cách học sinh; Phát triển toàn diện
bài giảng của thầy cô, cũng như tích lũy được trong quá trình tự học của mình. Để đối chiếu kiểm nghiệm tri thức đã có được, làm cho tri thức đó trở thành tri thức của mình thì vai trò của HĐGDNGLL rất quan trọng, các HĐGDNGLL sẽ giúp các em đưa kiến thức lý thuyết vào thực tế cuộc sống.
- Giúp các em học sinh bộc lộ khả năng của mình thông qua việc tự tổ chức các hoạt động, từ đó khẳng định vị trí của mình trong tập thể, vấn đề được đưa ra là vấn đề mở, các em dựa vào mục tiêu của các hoạt động, có thể phát huy hết khả năng của mình trong xây dựng đề cương, tổ chức thực hiện, phân công nhân sự, thực hành các hoạt động kiểm nghiệm chất lượng, tự đánh giá và rút kinh nghiệm cho các hoạt động khác.
- Tạo điều kiện cho các em học sinh chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hoạt động nhận thức của học sinh được phát triển tối đa khi trong một hoạt động học sinh vừa là chủ thể, vừa là người thực hiện vừa là khách thể đánh giá. Trong các hoạt động của mình, dưới sự cố vấn của các thầy cô, học sinh chủ động đưa ra những giải pháp tình thế để giải quyết vấn đề một cách hợp lý, lôgic.
Chức năng của hoạt động GDNGLL
- Hoạt động GDNGLL củng cố các kiến thức đã được học trong các giờ học chính khóa. Thông thường việc sử dụng các hình thức hoạt động GDNGLL khác nhau sẽ làm cho học sinh hiểu rõ hơn những kiến thức mình đã được học.
- Hoạt động GDNGLL có chức năng định hướng, hình thành nhân cách cho học sinh. Thông qua nội dung và các hình thức hoạt động, học sinh được hình thành dần các giá trị về Chân – Thiện – Mỹ.
- Hoạt động GDNGLL có chức năng định hướng học sinh phát triển toàn diện, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Thông qua các hoạt động này các em sẽ biết được mình làm tốt lĩnh vực gì và sẽ tìm hiểu kỹ lĩnh vực đó, biết bổ sung những kiến thức mà mình chưa có, biết tiết chế những vấn
đề làm giảm sự phát triển, từ đó chọn lựa cho mình một nghề nghiệp phù hợp nhất.
Tính chất của hoạt động GDNGLL
Hoạt động GDNGLL mang tính chất là tiết học ngoài giờ chính khóa. Thế nhưng cũng không thua kém gì với các môn học khác, những tiết học này đã mang lại nhiều điều bổ ích trong việc nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng và tình cảm cho học sinh thông qua những hình thức hoạt động khác nhau. Trong các HĐGDNGLL học sinh là những người tự thiết kế tiết học còn giáo viên là những người chỉ đạo tiết học này. Chính vì có đặc thù như vậy nên học sinh cần phải chủ động sáng tạo trong tiết học của mình. Trong khâu chuẩn bị học sinh cần phải chuẩn bị kỹ càng hơn, đặt ra những tình huống xảy ra trong quá trình thực hiện tiết học, các biện pháp giải quyết những tình huống này cũng được học sinh đưa vào trong kế hoạch thực hiện chương trình.
Tóm lại, từ vị trí, vai trò, chức năng và tính chất của HĐGDNGLL ta thấy nó thật sự cần thiết và là bộ phận không thể thiếu của quá trình sư phạm tổng thể nói chung và cho học sinh dân tộc nội trú nói riêng. Thực hiện HĐGDNGLL có nội dung kế hoạch biện pháp và phương pháp đa dạng phong phú sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao.
1.3.5. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Nhiệm vụ của HĐGDNGLL là giúp học sinh củng cố, nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp, mở rộng nhãn quan với thế giới xung quanh với cộng đồng xã hội. Giáo dục trên lớp là giáo dục cơ bản theo một nội dung đã quy định. Các em học sinh sẽ phải học và nắm vững các kiến thức đó. Muốn bổ sung thêm tri thức, hoặc muốn làm sâu sắc các tri thức cần phải thông qua HĐGDNGLL. HĐGDNGLL giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra, tạo cơ hội kiểm nghiệm những tri thức đó, làm cho nó đi vào tiềm thức của học sinh một cách chắc chắn và lâu bền, kích thích sự phát triển tư duy của các em.
- Giúp học sinh định hướng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp. Bên cạnh đó nó còn giúp học sinh có những định hướng chính trị, xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. HĐGDNGLL còn giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về các vấn đề có tính thời sự trong nước và quốc tế để từ đó định hướng hành vi cho phù hợp.
- Hoạt động GDNGLL sẽ làm bộc lộ hứng thú, sở trường, năng lực của học sinh đồng thời thể hiện sự tự tin, lòng tự trọng, tôn trọng mọi người xung quanh và bạn bè, từ đó phát triển hài hòa giữa tình cảm thẩm mỹ, tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và hoạt động xã hội để tạo nên một nhân cách toàn diện. HĐGDNGLL từng bước hình thành cho các em học sinh niềm tin vào sự nghiệp đất nước, từ đó hình thành và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm cho lớp, cho trường, cho gia đình, cho quê hương đất nước.
Hoạt động GDNGLL bồi dưỡng cho học sinh tình cảm đạo đức trong sáng với bạn bè, thầy cô, cộng đồng, từ đó giúp các em biết kính yêu, trân trọng cái đẹp, biết đấu tranh với cái xấu, tôn trọng chuẩn mực đạo đức xã hội.
1.3.6. Nội dung của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3.6.1 Các nguyên tắc để lựa chọn nội dung chương trình
Trong khi chọn nội dung chương trình HĐGDNGLL cần phải chú ý theo các nguyên tắc sau:
- Các nhiệm vụ yêu cầu giáo dục đặt ra, phải phù hợp với đặc điểm của học sinh về lứa tuổi, trình độ nhận thức, giới tính và sức khỏe. Nguyên tắc này vô cùng quan trọng, góp phần vào sự thành công của HĐGDNGLL cho học sinh, nếu chúng ta không thực hiện theo nguyên tắc này, học sinh sẽ không đủ trình độ nhận thức, hoặc vấn đề trở nên quá đơn giản không tạo sự hứng thú cho học sinh tham gia hoạt động.
- Nội dung và hình thức HĐGDNGLL phải phù hợp với điều kiện thực