Qui trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 41)

Một số nguyên tắc tổ chức hoạt động GDNGLL cần lưu ý:

- Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với việc tổ chức thực hiện toàn bộ quá trình hoạt động. GV chỉ giữ vai trò cố vấn, định hướng nội dung hoạt động.

- Nội dung hoạt động cần phải bám sát mục tiêu của HĐGDNGLL gắn với điều kiện cụ thể của nhà trường, xã hội, địa phương ở từng thời điểm cụ thể.

- Cần chú ý việc đổi mới và đa dạng hóa các hình thức hoạt động cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh trong việc tổ chức các hoạt động.

Quy trình tổ chức hoạt động

Bước 1: Xác định yêu cầu giáo dục của hoạt động

Sau khi lựa chọn tên cho hoạt động theo chủ đề của tháng, cần xác định rõ mục tiêu hoặc yêu cầu giáo dục cụ thể về quy mô, đối tượng để chỉ đạo, điều hành theo đúng hướng và đảm bảo mục tiêu của hoạt động:

+ Mục tiêu về nhận thức: hoạt động nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về vấn đề gì? Nắm được những thông tin gì? Giúp học sinh củng cố hay nâng cao những kiến thức gì?

+ Mục tiêu về kỹ năng: thông qua hoạt động cần hình thành cho học sinh những kỹ năng gì? Ở mức độ nào?

+ Mục tiêu về thái độ: giáo dục cho học sinh thái độ, tình cảm như thế nào?

Bước 2: Xác định nội dung và hình thức hoạt động

Cần xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện hoạt động theo từng chủ đề của từng tháng. Việc xây dựng nội dung và hình thức có thể căn cứ vào khả năng, nhu cầu của học sinh để lựa chọn cho phù hợp, có thể tổ chức quy mô nhỏ theo đơn vị lớp, có thể tổ chức theo quy mô lớn trong toàn trường.

Bước 3: Chuẩn bị hoạt động

Hiệu quả của hoạt động phụ thuộc nhiều vào công tác chuẩn bị, điều đó đòi hỏi trong bước này người thực hiện phải chuẩn bị một cách chu đáo về nội dung, cơ sở vật chất, nhân sự thực hiện hoạt động.… Cụ thể:

+ Xây dựng kế hoạch, thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành.

+ Xây dựng nội dung và hình thức hoạt động, cơ sở vật chất phục vụ, lực lượng tham gia…

+ Tranh thủ sự phối hợp giúp đỡ của các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường.

+ Đôn đốc và kiểm tra công tác chuẩn bị.

Trong bước này cần phải phát huy tính chủ động sáng tạo trong học sinh, tùy theo đối tượng khác nhau có thể điều chỉnh các nội dung, hình thức thực hiện phù hợp với điều kiện khả năng của từng đối tượng.

Bước 4: Tiến hành và kết thúc hoạt động

Đây là bước tiếp theo, bước này thể hiện kết quả của công tác chuẩn bị. Đối với các hoạt động quy mô lớn cấp trường, nên tạo điều kiện cho học sinh điều khiển chương trình chủ động hơn. Trong bước này cần đặc biệt đề cao vai trò của Đoàn trường trong việc tổ chức hoạt động. Đối với các hoạt động quy mô lớp, GVCN cần giao cho học sinh tự quản theo nội dung chương trình đã chuẩn bị. GVCN chỉ tham gia với vai trò khách mời, khi thật cần thiết có thể giúp học sinh giải quyết một số tình huống bất ngờ mà học sinh lúng túng trong việc giải quyết. Kết thúc hoạt động, người điều hành nên nhận xét, rút kinh nghiệm về việc thực hiện nội dung hoạt động, ý thức tham gia của các thành viên, nên có nhận xét, khen, chê cụ thể.

Bước 5: Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động

Sau khi tổ chức thành công chương trình cần tiến hành rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động. Việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL liên quan đến kết quả giáo dục toàn diện của lớp, của trường. Vì vậy nên đánh giá ngắn gọn, trung thực, khách quan, công bằng và tạo được niềm tin, cảm hứng cho các học sinh tham gia các hoạt động tiếp theo.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh dân tộc nội trú

Hoạt động GDNGLL là hoạt động nằm trong kế hoạch của nhà trường. Vào đầu mỗi năm học nhà trường phải chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL. Các trường cần phải phân công Giám hiệu phụ trách HĐGDNGLL. Toàn thể cán bộ giáo viên, các tổ chức đoàn thể và học sinh có trách nhiệm tham gia HĐGDNGLL theo kế hoạch của nhà trường. GV chủ

nhiệm lớp trực tiếp phụ trách HĐGDNGLL của lớp. Kết quả HĐGDNGLL là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của các tập thể và cá nhân trong mỗi năm học. Việc quản lý HĐGDNGLL cần được Hiệu trưởng lên kế hoạch để thực hiện một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)