Nội dung của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 39)

1.3.6.1 Các nguyên tắc để lựa chọn nội dung chương trình

Trong khi chọn nội dung chương trình HĐGDNGLL cần phải chú ý theo các nguyên tắc sau:

- Các nhiệm vụ yêu cầu giáo dục đặt ra, phải phù hợp với đặc điểm của học sinh về lứa tuổi, trình độ nhận thức, giới tính và sức khỏe. Nguyên tắc này vô cùng quan trọng, góp phần vào sự thành công của HĐGDNGLL cho học sinh, nếu chúng ta không thực hiện theo nguyên tắc này, học sinh sẽ không đủ trình độ nhận thức, hoặc vấn đề trở nên quá đơn giản không tạo sự hứng thú cho học sinh tham gia hoạt động.

- Nội dung và hình thức HĐGDNGLL phải phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước và của từng địa phương. Trong quá trình tổ chức, quản lý các HĐGDNGLL cần chú ý các điều kiện đảm bảo về nguồn lực về

cơ sở vật chất, kinh phí…,các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài lên hoạt động như các yếu tố khách quan của thời tiết, sự ủng hộ của hội phụ huynh và các ban ngành.

- Các hình thức HĐGDNGLL phải đảm bảo hấp dẫn thu hút học sinh, phù hợp nội dung, phong phú về hình thức thể hiện.

- Cần đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo.

1.3.6.2. Nội dung cụ thể

Nội dung cụ thể của HĐGDNGLL bao gồm các vấn đề sau:

- Lý tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình. - Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng. - Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.

- Thanh niên với vấn đề lập thân lập nghiệp.

- Thanh niên với các vấn đề toàn cầu: vấn đề bảo vệ môi trường, dân số và phát triển bền vững, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, các bệnh tật hiểm nghèo.

- Thanh niên với các vấn đề thế giới: các công ước quốc tế về quyền con người, công ước quyền trẻ em…

Những vấn đề trên được cụ thể hóa bằng 10 chủ đề hoạt động trong năm như sau:

- Tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.

- Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. - Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng. - Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.

- Tháng 4: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác quốc tế. - Tháng 5: Thanh niên với Đảng và Bác Hồ.

- Tháng 6, 7, 8: Thanh niên tình nguyện hè vì cuộc sống cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 39)