hoạch tổng thể
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động của tiểu ban hoạt động GDNGLL cần được thực hiện một cách khoa học cụ thể, tránh chồng chéo sẽ giúp cho các kế hoạch hoạt động được đầy đủ, hoàn chỉnh, thông suốt từ lãnh đạo tới người thực hiện. Hiệu trưởng phân công cho tiểu ban hoạt động GDNGLL do Phó Hiệu trưởng phụ trách có trách nhiệm xây dựng toàn bộ kế hoạch hoạt động GDNGLL cho nhà trường trong từng tháng và cả năm học, GVCN là người xây dựng kế hoạch hoạt động cho lớp mình phụ trách.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện
Việc xây dựng toàn bộ chương trình hoạt động GDNGLL của nhà trường phải căn cứ vào chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, sách giáo viên về hoạt động GDNGLL. Việc xây dựng chương trình tập huấn kỹ năng tổ chức hoạt động GDNGLL cho GVCN và cán bộ các lớp cũng cần được chú trọng thực hiện. Cần thu thập tài liệu, các thông tin liên quan, cung cấp cho GV và học sinh kịp thời. Khảo sát nguyện vọng, tâm tư của các đối tượng tham gia, chú ý đến các đối tượng học sinh khác nhau. Cần xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, vật chất đảm bảo, sự ủng hộ của các lực lượng ngoài nhà trường. Khi xây dựng kế hoạch cần chi tiết, cụ thể có phân công công việc, theo dõi, kiểm tra đánh giá.
Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động trong cả năm học sẽ giúp cho người quản lý có cái nhìn bao quát về hoạt động GDNGLL diễn ra trong một năm. Cần chỉ đạo tiểu ban lựa chọn những nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường về đội ngũ, cơ sở vật chất, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của học sinh và PHHS. Bản kế hoạch cần nêu rõ tính khả thi, cụ thể phân công công việc, nhân sự thay thế, cách tiến hành và lực lượng cần thiết tham gia phối hợp. Cần có dự kiến thời gian tổ chức hoạt động, địa điểm thực hiện, hình thức tổ chức, cách đánh giá kết quả hoạt động.
Việc xây dựng kế hoạch theo tháng cũng cần được quản lý một cách chặt chẽ, phù hợp với chương trình, chủ đề trong chương trình hoạt động GDNGLL ở trường THPT. Theo phân phối chương trình, mỗi lớp cần thực hiện 2 tiết bắt buộc trong tuần là chào cờ và sinh hoạt lớp. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm từng tháng có thể bố trí thêm từ 1 đến 2 tiết trong tháng để xây dựng và thực hiện hoạt động GDNGLL. Việc xây dựng kế hoạch của từng tháng cũng cần cụ thể theo chủ đề nhưng gợi mở về hình thức tổ chức. GVCN cần nắm chắc và triển khai cho lớp mình. Cần xây dựng thành nếp hoạt động hàng tuần. Một thực tế là GVCN thường ngại làm kế hoạch nên một số GVCN đặc biệt là những GV lớn tuổi thường giao luôn sách giáo viên cho học sinh lựa chọn xây dựng và tổ chức, vì vậy hiệu quả của hoạt động chưa cao. Để tránh điều này, việc xây dựng kế hoạch của tiểu ban là cần thiết để nâng cao hiệu quả của các hoạt động GDNGLL.
Tiểu ban hoạt động GDNGLL cần xây dựng kế hoạch cho cả năm, sau đó là kế hoạch tháng theo từng chủ đề đã được Hiệu trưởng duyệt. GVCN căn cứ vào kế hoạch của tiểu ban, tình hình cụ thể của lớp mình mà xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, phương pháp, các mặt công tác đảm bảo tính khoa học, hệ thống, tính thực tiễn cao.
Trong quá trình quản lý, việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDNGLL của GVCN, nhà quản lý cần chú ý thường xuyên kiểm tra hồ sơ, giáo án hoạt động GDNGLL của GVCN trong các cuộc họp GVCN hàng
tháng. Trong khi kiểm tra cần chú ý tính phù hợp của hoạt động với điều kiện cụ thể từng lớp của mình, chủ đề có phù hợp, có bám sát chương trình hay không. Kiểm tra giáo án hoạt động GDNGLL, trong đó phải thể hiện được mục tiêu giáo dục của hoạt động GDNGLL thể hiện nội dung hoạt động các khâu chuẩn bị, tiến trình hoạt động, điều kiện vật chất đảm bảo. Quản lý xem GVCN đã xây dựng kế hoạch năm chưa? Kế hoạch đã thông báo tới học sinh chưa? Có bám sát kế hoạch mà nhà trường triển khai hay không? Các nhà quản lý cần phân công người trong tiểu ban giám sát, dự giờ, đánh giá kết quả, coi đó là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của GVCN.