Tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện được các mục tiêu của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 85)

hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần phải có sự tổ chức và chỉ đạo của một ban điều hành. Dưới sự chỉ đạo của ban điều hành, GVCN là người thiết kế, tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL theo chủ điểm hàng tháng ở lớp mình phụ trách. Các giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm phối hợp cùng GVCN và nhà trường để thực hiện tốt các hoạt động.

3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện

GVCN có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục HS. Điều đó thể hiện ở chỗ: họ trước hết phải là nhà giáo dục, là người trực tiếp tổ chức các HĐGDNGLL. Trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL, họ thể hiện là cầu nối giữa tập thể HS với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng đó. Khi tiến hành các hình thức hoạt động khác nhau, GVCN là người dẫn dắt, đa số HS tham gia vào các hoạt động xã hội thiết thực nhằm thực hiện gắn lý thuyết với thực tiễn. GVCN phải tổ chức, xây dựng lớp thành một tập thể HS biết tự quản, tự điều khiển các hoạt động. Họ không làm thay HS mà chủ yếu là huấn luyện các em, từng bước hình thành cho các em năng lực tự quản các hoạt động tập thể. GVCN

chỉ giữ vai trò cố vấn vừa định hướng, vừa giữ trách nhiệm tư vấn kịp thời cho các em.

Để nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL, Hiệu trưởng nhà trường cần phải giao nhiệm vụ một cách cụ thể cho đội ngũ GV thực hiện HĐGDNGLL.

Đối với GVCN

+ Hiệu trưởng cần yêu cầu GVCN phải nắm chắc kế hoạch của nhà trường về tổ chức HĐGDNGLL để lập kế hoạch hoạt động cho lớp mình. Có bản kế hoạch trong tay GVCN phải chủ động hơn trong việc cụ thể hoá chương trình HĐGDNGLL của lớp mình. GVCN cần nắm vững các điểm sau:

- Những nội dung hoạt động của chủ điểm. - Biện pháp thực hiện những nội dung đó.

- Các lực lượng tham gia để có sự chuẩn bị phối hợp cùng nhau. - Bố trí thời gian cho hoạt động.

+ Hiệu trưởng yêu cầu GVCN thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán sự lớp có khả năng điều khiển các HĐGDNGLL. Như vậy, để bồi dưỡng đội ngũ này, GVCN cần phải lưu ý:

- Làm cho các em ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức HĐGDNGLL.

- Giới thiệu với các em toàn bộ kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL để các em nắm được. Trên cơ sở đó tổ chức thảo luận trong đội ngũ cán sự lớp để thống nhất thực hiện.

- Tổ chức cho các em làm thử việc điều khiển hoạt động với sự giúp đỡ và cố vấn của GVCN.

- Đặc biệt cho các em luân phiên đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau trong quá trình tổ chức hoạt động.

- Theo dõi, uốn nắn, giúp các em điều chỉnh các kỹ năng điều khiển hoạt động của tập thể.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của các em.

- Có hình thức động viên, khích lệ để các em tự tin và vượt qua những khó khăn, những vấp váp trong quá trình điều khiển hoạt động.

+ Hiệu trưởng yêu cầu GVCN tổ chức hướng dẫn HS cùng thiết kế các hoạt động của các chủ điểm giáo dục. Đây là nhiệm vụ mà GVCN phải thực hiện thường xuyên, giống như soạn giáo án của GV bộ môn. Chủ động thiết kế các nội dung thì mới có cơ sở thực hiện đầy đủ, tránh việc tổ chức tuỳ tiện, GVCN cần phải có sự trao đổi của đồng nghiệp, tham khảo tài liệu, thảo luận với HS để khai thác và phát triển khả năng sáng tạo trong hoạt động của HS.

+ Hiệu trưởng yêu cầu GVCN thể hiện rõ sự phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường ở mỗi hoạt động. GVCN với tư cách là người tham mưu, người tổ chức để các lực lượng này cùng tham gia vào quá trình hoạt động của HS.

- Thống nhất mục đích yêu cầu, nội dung và những điều kiện tổ chức thành công hoạt động.

- Đưa ra những đề nghị cụ thể cho mỗi lực lượng.

- Tuỳ theo từng nội dung và hình thức hoạt động mà mời họ tham gia cùng HS.

+ Hiệu trưởng yêu cầu GVCN phải đánh giá và hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả hoạt động khi kết thúc mỗi chủ điểm. GVCN cần phải phát triển ở HS khả năng tự đánh giá một cách khách quan, trung thực và công khai. Đánh giá kết quả của hoạt động phải mở hướng cho HS thấy được những điểm cần nỗ lực hơn nữa. Trong quá trình đánh giá GVCN cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức đánh giá, tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, sau đánh giá phải đề xuất được những kiến nghị mang tính chất giải pháp để tiếp tục giải quyết những tồn tại của hoạt động.

Đối với cán bộ đoàn, hội

Hiệu trưởng quán triệt sự kết hợp chặt chẽ với BGH trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL. Khi xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL, cán bộ đoàn, hội phải lĩnh hội được toàn bộ ý tưởng chỉ đạo từ BGH. Ý tưởng chỉ đạo đó được xuất phát từ nhiệm vụ năm học, trong đó có nhiệm vụ thực hiện chương trình HĐGDNGLL đã được Bộ GD - ĐT ban hành.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo cán bộ Đoàn, Hội xây dựng bản kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL phải bao gồm các nội dung cơ bản đó là:

- Tên chủ điểm giáo dục.

- Mục tiêu cần đạt của chủ điểm.

- Dự kiến những nội dung hoạt động của chủ điểm. - Biện pháp thực hiện những nội dung đó.

- Đối tượng thực hiện.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành.

Khi đã có bản kế hoạch tổ chức hoạt động, Hiệu trưởng yêu cầu cán bộ Đoàn, Hội cần lưu ý:

- Tổ chức hoạt động phải tính đến khả năng của từng khối, lớp và các điều kiện để thực hiện. Trong cùng một hoạt động nhưng yêu cầu giáo dục ở các khối lớp khác nhau là khác nhau, do đó nội dung và hình thức hoạt động cũng khác nhau.

- Tổ chức hoạt động phải tính đến sự cân đối về mặt thời gian để không bị chồng chéo giữa các hoạt động khác nhau của trường.

Trong quá trình theo dõi việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các khối lớp, cán bộ Đoàn, Hội phải có ý kiến thiết thực, giúp cho GVCN kịp thời điều chỉnh. Giúp BGH lựa chọn, bố trí GV làm chủ nhiệm lớp, đề xuất với nhà trường đầu tư, hỗ trợ kinh phí, CSVC cần thiết cho HĐGDNGLL; tham mưu cho nhà trường trong việc xem xét, khen thưởng GV có thành tích trong các hoạt động. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với BGH trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động. Cụ thể:

- Tổ chức, xây dựng chương trình Hoạt động của Đoàn, Hội lồng ghép với HĐGDNGLL của từng khối.

- Xây dựng kế hoạch cho hoạt động bắt buộc trong từng tuần, tháng của các khối.

- Xây dựng kế hoạch cho các hoạt động đặc biệt, hoạt động theo các chuyên đề, kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học.

Có kế hoạch tổ chức tập huấn cho cán sự lớp về kỹ năng làm công tác tự quản như tổ chức, điều khiển, kiểm tra đôn đốc.

Kết hợp cùng BGH tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp thông qua dự giờ thăm lớp, nghe báo cáo kết quả hoạt động, kiểm tra giáo án, sổ sách và phải thực hiện nghiêm túc những quy định của nhà trường đề ra.

3.2.4. Xây dựng cơ sở vật chất và tăng cường các điều kiện để thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất, trang thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động GDNGLL, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GDNGLL rất đa dạng, bất cứ hoạt động GDNGLL cũng cần được hỗ trợ về các điều kiện để đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện chương trình.

Mục tiêu của biện pháp này là tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, phương tiện để hoạt động đạt kết quả cao, tận dụng tiềm năng của xã hội dành cho hoạt động GDNGLL, huy động các tổ chức cá nhân có kế hoạch phối hợp cùng nhà trường trong các hoạt động GDNGLL.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tuy nhiên cần phải biết sử dụng và quản lý cơ sở vật chất hợp lý, tránh lãng phí. Ngay từ đầu năm học BGH phải xây dựng một kế hoạch dài hạn trình lên Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác đảm bảo cơ sở vật chất cho các hoạt động GDNGLL. Kinh phí hoạt động có thể sử dụng từ ngân sách được cấp hoặc kinh phí nhà trường.

Nhà trường cần có kế hoạch tu sửa trang thiết bị của nhà trường ngay từ dịp hè, khuyến khích GV, học sinh thiết kế các đồ dùng dạy học tự làm đảm bảo tính tiện ích, hiệu quả sử dụng cao, tiết kiệm kinh phí.

Bên cạnh đó, việc xã hội hóa giáo dục cần được làm thường xuyên và có hiệu quả. Muốn làm được như vậy nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền cho cộng đồng về nhà trường, tạo lập mối quan hệ tốt, uy tín, niềm tin đối với người dân địa phương và PHHS thông qua việc khẳng định uy tín và

chất lượng giáo dục của nhà trường, thông qua việc tuyên truyền, giới thiệu về nhà trường, làm tăng thêm niềm tin của PHHS với nhà trường.

Xây dựng các cơ chế liên kết giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường chủ động tham gia các hoạt động của địa phương, tổ chức các hoạt động phối hợp hoặc kết nghĩa với các đơn vị kinh tế hay tổ chức chính trị, xã hội, huy động nguồn lực cho nhà trường bằng việc xây dựng các chương trình hay dự án.

Cần có những hoạt động liên kết với các tổ chức xã hội để học sinh tham gia vào các tổ chức này, hiệu quả hoạt động của các em sẽ tạo niềm tin để các tổ chức này đầu tư cho nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực tập cho sinh viên trường Đại học Ngoại thương (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)